Tham khảo

Bài viết mang tính chất hỗ trợ góc nhìn đầu tư cá nhân - Không quyết định đến việc mua bán của anh chị nhà đầu tư - Chúc nhà đầu tư thành công

Tại sao nước Mỹ phải GREAT AGAIN đồng DOLLAR phải mạnh trở lại - Góc nhìn đơn giản hóa của Khôi Nguyễn HS


TẠI SAO NƯỚC MỸ PHẢI GREAT AGAIN VÀ ĐỒNG DOLLAR PHẢI MẠNH TRỞ LẠI - GÓC NHÌN ĐƠN GIẢN HÓA CỦA KHÔI NGUYỄN HS

Đa phần mọi người đều nghe đến chiến tranh thương mại, thặng dư, nhập siêu suất siêu.... một rừng các thuật ngữ về kinh tế. Nhưng đa phần sẽ không nắm rõ một cách khái quát và đơn giản nhất nền kinh tế hoạt động như thế nào cũng như đơn giản hóa những vấn đề phức tạp.

**** Bài viết nhằm đơn giản hóa giúp mọi người dễ hiểu hơn về nền kinh tế nên sẽ có những yếu tố lược bỏ bớt****

* Giả sử tất cả các nước đều phải sản xuất và sử dụng hàng hóa đặc biệt là vàng*

Như chúng ta đã biết. Mỹ là nền kinh tế số một thế giới với GDP gần 20.000 tỷ Đô la Mỹ và tại sao lại phải là đô la Mỹ mà ít khi nhắc đến GDP bằng đô la Úc hay Hồng Kong hay TQ... đó là một trong số những vấn đề mà chúng ta tìm hiểu sau đây.

* Sau đây chúng ta sẽ khái quát nền kinh tế Mỹ, cũng như đa phần các nền kinh tế đều có chung nguyên lý

- Đầu tiên nền kinh tế có nhiệm vụ là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

- Nền kinh tế tạo ra một lượng hàng hóa lớn do nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Tiếp theo đó, do dư thừa hàng hóa họ tiến đến dự trữ hàng

- Chính phủ sẽ được lập ra để giúp quản lý lượng hàng hóa dư thừa đó. Họ tập trung về cục dự trữ, chính phủ có nhiệm vụ giải quyết mâu thuẩn xã hội, cũng như điều tiết lượng hàng hóa được dự trữ. (Đa phần dự trữ ở ngân hàng trung ương bằng vàng)

- Vậy làm sao để khi giao dịch được thuận lợi mà không phải mang vác nặng nề? Tiền giấy được tạo ra. Ban đầu 1 đồng tiền sẽ được niêm yết với số lượng vàng nhất định. Khi người cầm tiền cần có thể đem tiền đổi vàng. ( sau năm 1971 Mỹ đã chơi chiêu không cho đổi tiền bạc xanh Mỹ thành vàng nữa )

-Sau đó do việc chính phủ đầu tư không hiệu quả chi tiêu mạnh hơn sản xuất nên xuất hiện lạm phát (giá cả hàng hóa tăng lên, hay nói cách khác là tiền giảm giá trị)

- Do nền kinh tế trong nước  thịnh vượng tuy là lạm phát nhưng vẫn là nền kinh tế phát triển mạnh hơn các nước còn lại, kèm theo Mỹ sản xuất nhiều hàng hóa thiết yếu mà các nước khác không thể sản suất được.

- Các nước khác đem vàng để đổi lấy đồng Dollar Mỹ vì muốn mua các hàng hóa thiết yếu từ Mỹ thì phải trả bằng đồng Dollar (Họ lấy vàng đổi dollar về, sau đó họ lại lấy dollar đi mua hàng hóa từ Mỹ). Và đa phần các nước đều giao thương với Mỹ nên đồng dollar là đồng tiền dự trữ tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng trung ương.

- Tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ chọn cho mình một sản phẩm họ có khả năng cạnh tranh nhất để sản xuất. ( Ví dụ TQ họ có nhân công rẻ nên họ sẽ tập trung để sản xuất công nghiệp, gia công, còn công nghệ sau này họ mới làm sau khi đã chiếm bằng một cách nào đó công nghệ. Mỹ họ lợi thế là quốc gia sáng tạo, mạnh công nghệ và các sản phẩm nhiều chất xám họ sẽ tập trung vào đó....)

**** Từ đó xuất phát ra một vấn đề lớn, chính là lượng sản phẩm được tạo ra ít dần so với tốc độ tạo ra sản phẩm từ Trung Quốc.

--Để đồng tiền của họ có giá trị thì hàng hóa thiết yếu họ phải tạo ra nhiều hơn, họ mới có nhiều tiền và xài tiền nhiều hơn, các nước khác sẽ muốn giao thương với họ nhiều hơn. Vị thế họ sẽ bị lung lay khi TQ từ nước sản xuất gia công, vốn không tạo ra tiền nhiều bằng sản phẩm mang nhiều chất xám, TQ bắt đầu chiếm công nghệ bằng cách nào đó (ai cũng biết). Từ đó xuất khẩu lại Mỹ nhiều hơn, làm giảm sức mạnh đồng tiền của Mỹ.

***** Một vấn đề nữa là Mỹ khuyến khích người dân họ tiêu tiền, để các nước muốn giao thương nhiều hơn với Mỹ. Tuy nhiên bản chất của việc tiêu tiền này không an toàn bởi vì họ vay tiền để tiêu tiền, chứ không phải trên nền tảng là tiết kiệm và tạo ra thặng dư (đa phần công việc của người Mỹ đáng ra phải làm đang ở TQ vì nhà máy họ tập trung nhiều ở đó). Đa phần người dân tạo ra ít tiền hơn nhưng lại tiêu xài nhiều hơn, rủi ro đến từ đây.

==> Và ông Trump đang làm ngược lại để lôi kéo nhà máy về Mỹ, dân Mỹ phải có công việc nhiều hơn, sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, các nước khác cũng mua hàng từ Mỹ nhiều hơn, cũng như không để bị ăn cắp công nghệ, và hạn chế chi tiền cho các hiệp ước cũng như cho các đàn em là vì vậy. Đại ca là phải cầm được cán, điều tiết cuộc chơi. Kẹt tiền quá nên ít chi cho anh em tí, nên mong anh em thông cảm đừng trách đại ca. Đó là điều ông phải làm để Mỹ GREAT AGAIN và tiếp tục làm đại ca chi phối cuộc chơi.

Khôi Nguyễn HS

#Khoinguyenhs #tuduydautu #chientranhthuongmai

Mong các bạn copy nhớ ghi nguồn. Thân ái



Tóm lược chiến tranh thương mại Mỹ Nhật (những năm 1950 đến đầu những năm 1990)

Tóm lược chiến tranh thương mại Mỹ Nhật

Chiến tranh thương mại Mỹ Nhật là một trong những tranh cãi kinh tế đáng chú ý trong thế kỷ 20. Tranh chấp này bắt đầu từ những năm 1950 và kéo dài đến đầu những năm 1990. Khi đó, Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, và hai nền kinh tế này cũng đã đối đầu với nhau trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chiến tranh thương mại này được bắt đầu bởi sự bất đồng về các biện pháp thương mại mà Mỹ cho rằng Nhật Bản áp dụng để bảo vệ các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Nhật Bản đã được cho là thực hiện nhiều hành động bất hợp pháp để hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào nước này. Nó bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến II, khi Nhật Bản trở thành một cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực dệt may, thép, sợi tổng hợp, ti vi màu, ô tô và chất bán dẫn

Điều này đã khiến Mỹ lo ngại về nguy cơ mất cạnh tranh và an ninh quốc gia trước sự thách thức của Nhật Bản. Mỹ cũng cáo buộc Nhật Bản áp dụng chính sách bảo hộ công nghiệp, trộm cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ và bán những loại vũ khí nhạy cảm cho Liên Xô

Để bảo vệ các công ty trong nước, Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Ví dụ:

- Năm 1985, Mỹ đã ký kết thỏa thuận Plaza với các nước G5 để giảm giá trị đồng USD so với các đồng tiền khác nhằm thúc đẩy xuất khẩu Mỹ

- Năm 1986, Mỹ đã áp đặt thuế nhập khẩu 100% đối với các sản phẩm chất bán dẫn của Nhật Bản

- Năm 1987, Mỹ đã ban hành lệnh cấm trong ít nhất 2 năm với các sản phẩm của Toshiba sau khi công ty này bị phát hiện bán máy móc tàu ngầm cho Liên Xô

Trong khi đó, Nhật Bản cũng đã phải chấp nhận với các thỏa thuận thương mại không công bằng do Mỹ gây áp lực. Ví dụ:

- Vào năm 1981, Nhật Bản đã tự nguyện giới hạn số lượng xe nhập khẩu vào Mỹ

- Năm 1986, Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận chia sẻ công nghệ chất bán dẫn và tăng nhập khẩu từ Mỹ

- Năm 1991, Nhật Bản đồng ý tăng thị phần Mỹ tại Nhật Bản lên 20% và giám sát chặt chẽ giá thành xuất khẩu của các sản phẩm chất bán dẫn của mình

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật đã có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Nó gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách và lạm phát. Nó cũng thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ cao giữa hai nước

Một số hậu quả cụ thể của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật là:

- Hiệp ước Plaza đã làm giảm giá trị đồng USD so với đồng yên Nhật từ 240 yên/USD vào năm 1985 xuống còn 128 yên/USD vào năm 1988. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi xuất khẩu sang Mỹ và làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Nó cũng khiến cho các tài sản của Nhật Bản trở nên rẻ hơn so với các nước khác, dẫn tới làn sóng mua bán bất động sản và cổ phiếu của Nhật Bản trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra bong bóng kinh tế và dẫn tới khủng hoảng kinh tế kéo dài trong những năm 90 của Nhật Bản.

- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật đã buộc Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách kinh tế và thương mại để hòa nhập với thế giới. Nhật Bản đã phải mở cửa thị trường cho các sản phẩm nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, và chấp nhận các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường, lao động và tiêu chuẩn sản phẩm. Nhật Bản cũng đã phải chia sẻ công nghệ chất bán dẫn với Mỹ và các nước khác, nhưng điều này cũng giúp cho ngành công nghiệp chất bán dẫn của Nhật Bản tiến bộ và duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này

- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật đã gây ra sự căng thẳng trong quan hệ song phương giữa hai nước. Một số người Mỹ đã có thái độ thù địch với Nhật Bản và coi nước này là kẻ thù kinh tế. Một số người Nhật Bản cũng đã có cảm giác bị xúc phạm và bất công khi phải chịu sự áp bức từ Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại cũng đã khơi gợi sự hiểu biết và hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như an ninh, giáo dục và văn hóa

Khôi Nguyễn HS tổng hợp

www.khoinguyenhs.com



Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 4)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2012 Vĩ Mô Tạo Đáy

Kể từ sau khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra năm 2008, đa phần các nước đều chật vật với mức tăng trưởng thấp, nền kinh tế TQ ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999, vấn đề BĐS cũng nổi cộm. Về Nhật Bản thì do phải hứng chịu trận sóng thần năm 2011 nền kinh tế này cũng ghi nhận mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên chỉ số MSCI toàn cầu tăng hơn 16% so với mức giảm 6,9% năm 2011.

Còn về Mỹ, ở quý đầu năm 2012 có sự tăng trưởng khá mạnh khi chỉ số S&P tăng hơn 12%. Tuy nhiên vấn đề khủng hoảng nợ công cũng gây áp lực lên nền kinh tế Mỹ và cả Châu Âu gây ra những đợt sụt giảm mạnh trong quý 2. Nhưng nhìn chung cả năm nhờ gói kích thích kinh tế từ FED và ngân hàng trung ương Châu Âu đã giúp tổng thể năm 2012 thị trường hồi phục lại khá tốt so với năm 2011

Các nền kinh tế Châu Á cũng nối bước chính sách nới lỏng của Châu Âu và Mỹ nên nhìn chung đều có mức tăng tốt ngoại trừ Shanghai

Về thị trường Việt Nam: quý 1 cũng là 1 quý tăng trưởng ấn tượng với mức tăng hơn 40% so với đầu năm. Tuy nhiên kể từ khi TQ in hình lưỡi bò lên hộ chiếu thì thị trường nhìn chung là đi xuống, sau đo đến Bầu Kiên bị bắt lại tiếp tục gây ra một áp lực lớn lên thị trường chứng khoán. Cho đến khi nhà nước đưa ra các chính sách để giải quyết nợ xấu của các ngân hàng và giải cứu BĐS thì tình hình bắt đầu ấm lên, nhưng đã về cuối năm. Cũng trong năm này VN30index và HNXindex ra đời

Trong năm kinh tế khó khăn này ngành điện đã vượt lên mạnh mẽ, nhóm ngành bán lẽ đã thoái lui do sức mua tiêu dùng yếu đi


Khôi Nguyễn HS tổng hợp từ nhiều nguồn

#khoinguyenhs #tuduydautu




Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 3)

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 3)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2011 Thời của Lạm Phát

Tình hình vĩ mô:

Kinh tế tăng trưởng 5,89%, bắt đầu có khởi sắc. Với chính sách tài khóa và tiền tệ ở những năm trước để phục hồi nền kinh tế đã dẫn đến lạm phát cao cũng như giảm giá trị của tiền đồng. Vì thế Chính phủ đã siết lại cung tiền, làm giảm tăng trưởng tín dụng. Đầu tư công tăng 6.7% so với năm 2010 với các dự án lớn: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt Cát Linh - Hà Đông..

Lạm phát tăng mạnh lên mức 18,13% so với năm trước, gây áp lực lên kinh tế vĩ mô. Năm 2011 mặc dù tiền bơm mạnh trong năm nhưng lượng tiền đó không tạo được đột phá mà còn tạo sức ép lớn lên lạm phát. Tiền được bơm ra không phục vụ được nhiều sản xuất kinh doanh mà thiên về đầu cơ. Trong năm thì các mặt hàng bị lạm phát cao nhất là lương thực, khi bị ảnh hưởng của bão số 2 cũng như cung tiền mạnh năm trước.

Từ đầu quý 4 lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng lên đến 16%/năm. Lãi suất cao đã ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh.

Diễn biến thị trường chứng khoán:

Những bất ổn về kinh tế chính trị và nợ công cũng như thiên tai đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thế giới.

Chỉ số chính của mỹ như DJ, S&P 500 đều trong xu hướng đi ngang.

Châu Âu thì tiêu cực hơn khi các chỉ số đều giảm mạnh

Ở Châu Á thì Nhật bản giảm 17%, TQ thắt chặn tính dụng và đầu tư nhằm ngăn nguy cơ bong bóng BĐS và kinh tế dẫn đến chỉ số Shanghai mất hơn 20% giá trị.

Thị trường Việt Nam năm nay cũng trong xu hướng giảm, chứng kiến mức giảm 27,46%:

+ Giai đoạn 2 quý đầu năm: thị trường có những phiên giảm mạnh dẫn đến từ kinh tế vĩ mô khi lạm phát bắt đầu tăng mạnh. Thị trường có những phiên giảm điểm mạnh, dưới sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt. Vào ngày 09/02/2011 đã thiết lập mức đỉnh. Tuy nhiên sau đó đến tháng 5 đã giảm 26%. Thanh khoản bắt đầu teo tóp. Giai đoạn cuối tháng 5 thị trường chạm hỗ trợ 386 điểm và dòng tiền bắt đáy vào cuộc giúp thị trường hồi phục hơn 16%.

+ Giai đoạn quý 3 đến cuối năm: thị trường có đợt tăng ngắn. Mặc dù tin xấu liên tục được bơm ra, nhưng dòng tiền đầu cơ đã trở lại, Vnindex đã có nhịp tăng mạnh gần 22%. Tuy nhiên sau đó lại giảm mạnh. Dòng tiền khối ngoại cũng tháo chạy khỏi thị trường làm áp lực tiếp tục lên thị trường. Chính phủ đẩy mạnh thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát, làm chi phí vay vốn cao khiến doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc huy động vốn và đầu tư.

+ Ngành BĐS trong năm 2011 diễn ra khá ảm đạm, do chính sách thắ chặt tín dụng dẫn đến việc huy động của các doanh nghiệp BĐS niêm yết bị ảnh hưởng đẫn đến hoạt động huy động vốn của nhóm này sụt giảm mạnh.

+ Nhóm ngành thực phẩm là nhóm có điểm sáng trong năm khi có mức huy động cao trong năm do việc kinh doanh vẫn duy trì tốt, và hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng tiêu dùng của người dân


Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 2)

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 2)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2009 Bắt đầu kích cầu nền kinh tế hồi phục

Tình hình vĩ mô:

Tăng trưởng GDP tiếp tục thấp đạt 5,32%. Các lĩnh vực công nghiệp bắt đầu phục hồi

Một số dự án đầu tư công với vốn đầu tư lớn như: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Lạm phát giảm từ mức đỉnh tháng 8 năm 2008 xuống còn 6,88% năm 2009. Tăng trưởng tín dụng hơn 37,7% gây ra những áp lực tiềm năng cho lạm phát trong những tháng cuối năm.

Lãi suất: Gói kích cầu của chính phủ giúp cho nền kinh tế phục hồi, với mức hỗ trợ lãi suất lên đến 4%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ huy động vốn của các ngân hàng, dòng tiền ưu đãi không vào các hoạt động kinh doanh sản xuất mà chảy vào các kênh tài chính, bất động sản gây rủi ro cho nền kinh tế.

Nợ xấu tăng lên 2,2%

Diễn biến thị trường chứng khoán

Chỉ số chứng khoán toàn cầu bắt đầu hồi phục mạnh mẽ

Tháng 2 năm 2019 index tạo đáy ở 235 điểm.

Quý 2 năm 2019, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng tiền tệ như hỗ trợ lãi suất ở mức 4% đồng thời giảm thuế và giãn thuế cho doanh nghiệp. GDP tăng trưởng 3,9%. Index tăng lên 525 điểm vào giữa tháng 6 sau đó giai đoạn phục hồi mạnh kết thúc.

Giai đoạn quý 3: thị trường thế giới hồi phục và lấy lại đỉnh cao trước thời điểm suy thoái. Tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp nhờ tận dụng lợi thế về nhân công , nguồn nguyên liệu đã đạt được mức lợi nhuận ấn tượng.

Giai đoạn cuối năm: Mặc dù đạt được kết quả tốt nhưng chính sách kích cầu đã làm cho tăng trưởng tín dụng quá nóng tăng lên đến 38% gây áp lực lớn lên lạm phát. Đồng thời điểm đó giá vàng tăng mạnh do lo ngại đồng tiền mất giá và tỷ giá căng thẳng. NHNN đã quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 7 lên 8%. Việc bất ngờ tăng lãi suất này dẫn đến dòng tiền đầu cơ rút mạnh gây áp lực ngược lại thị trường, thị trường giảm điểm mạnh về cuối năm.

Do chịu ảnh hưởng của suy thoái nên các doanh nghiệp huy động được dòng vốn trên thị trường chứng khoán thấp hơn. Tuy nhiên dòng vốn từ ngân hàng vẫn dồi dào.

Nhóm công nghiệp xây dựng được hỗ trợ mạnh về dòng vốn với chính sách lãi suất 4% nên được hưởng lợi lớn. Ngược lại ngành năng lượng lại ảm đạm và tụt lại so với những ngành khác.

Ngành xây dựng được hỗ trợ bởi sự phục hồi của nhóm ngành BĐS

***** Năm 2010: tích cực từ gói kích cầu:

Tình hình vĩ mô

Tăng trưởng GDP đạt mức 6,78% cao hơn kế hoạc là 6,5% trong khi nền kinh tế phục hồi chạm

Lạm phát tiếp tục mức cao ở mức 11,75% và không đạt được mục tiêu kềm chế mức lạm phát ở mức 5%

Lãi suất huy động tiếp tục giữ mức 11,5%/năm, với lãi suất cơ bản tăng từ 8% từ tháng 6 lên 9% vào cuối năm

Trong năm thì nhiều dự án đầu tư công lớn được thi công như: tuyến Nội Bài - Lào Cai, tuyến cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây, đặc biệt là tuyến TPHCM - Trung Lương đã được thông xe vào tháng 2 năm 2010.

Mặc dù GDP tăng ở mức 6,78% nhưng lạm phát lại tăng lên mức 2 con số ở mức 11,75%. Cung tiền tăng mạnh trong đầu năm 2010, đến cuối năm do lạm phát tăng cao thì NHNN bắt đầu cps những dấu hiệu thắt chặt tín dụng. Lãi suất cơ bản ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và điều chỉnh lên 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,2% từ cuối năm 2009 lên 2,5% vào cuối năm 2010, đặc biệt là khoản nợ của Vinashin nếu được tính vào thì nợ xấu của toàn hệ thống sẽ nhảy lên mức 3,2%

Diễn biến của thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên khi Mỹ tiếp tục thực hiện gói nới lỏng định lượng thứ 2 trị giá 600 tỷ đô nhằm mua trái phiếu dài hạn của Chính phủ Mỹ trong vòng 8 tháng. DJ tăng 11% trong năm 2010

Thị trường chứng khoán Châu Âu cũng tăng mạnh với chỉ số DAX tăng hơn 14% FTSE 100 tăng 9% bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công nhờ chính sách duy trì lãi suất thấp.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kèm theo các biện pháp nhằm ngăn chặn bong bóng bất động sản có thể vỡ. Chỉ số Shanghai giảm hơn 10% trong năm. Nikkei 225 cũng giảm gần 3% do việc đồng Yên mạnh hơn so với đồng USD.

Diễn biến thị trường trong năm 2010 vẫn chủ đạo là đi ngang

Giai đoạn 5 tháng đầu năm: do tình hình lạm phát phức tạp, chi phí vay vốn cao nên nhà đầu tư cũng thận trọng trong việc giải ngân. Có một điểm tích cực là khối ngoại vẫn mua ròng. Đến tháng 5 thì thị trường bị sụt giảm mạnh, một phần do tình hình thế giới khá bất ổn bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, nền kinh tế chậm phục hồi, cũng như lo ngại bong bóng bđs ở Trung Quốc.

Đến tháng 7 thị trường nhận Thông tư 13, liên quan đến tăng tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại từ 8 lên 9%, nguy cơ phá sản của Vinashin thị trường lao về mức 430đ.

Giai đoạn phục hồi cuối năm: nhà đầu tư còn thận trọng, khối ngoại mua ròng vơi giá trị kỷ lục

Dòng vốn huy động của các doanh nghiệp năm 2010 tăng rất mạnh so với năm 2009. Một điểm đáng chú ý là dòng vốn huy dộng đã đổ mạnh vào BĐS

Ngành BĐS năm 2010 nóng nhờ chính sách kích cầu, tuy nhiên việc nóng lên này chỉ xoay quanh các dự án, chứ chưa có xu hướng rõ ràng, giá thuê văn phòng giảm, nhưng vẫn ế ẩm. Nhóm bđs bán lẻ là điểm sáng trên thị trường giai đoạn này do việc tiêu dùng của người dân tăng nhanh chóng. Tuy nhiên với hàng loạt quy định nhằm giảm thiểu bong bóng, mặt bằng lãi suất cao,tín dụng vào bđs bị bóp lại nen hầu hết doanh nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm vốn để triển khai dự án.

Tuy nhiên sau năm 2010 nóng lên thì trước áp lực lạm phát năm 2011 nhiều cổ phiếu BĐS đã tiếp đà đi xuống nhường ngôi cho nhóm ngành khác

Khôi Nguyễn HS tổng hợp nguồn Lê Hoài Ân và một số nguồn khác

#khoinguyenhs #tuduydautu


Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 1)

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó(Phần 1)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

*** Năm 2008:

Tình hình vĩ mô

Tăng trưởng GDP đạt 6.31% so với năm 2007 thấp nhất trong gần 10 năm trở lại. Nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với khu vực. Trong đó dịch vụ tăng cao nhất sau đó đến công nghiệp và xây dựng, và cuối cùng là nông lâm thủy sản

Vốn đầu tư công đạt 12.45% GDP, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Với nhiều dự án lớn như: tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, cảng Cái Mép - Thị Vải, mở rộng QL1, cầu Đồng Nai...

Năm 2008, nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát. Giá các loại hàng hóa thiết yếu tăng mạnh: gas, xăng dầu, gạo, sắt thép, xi măng... nhưng tình hình đã dịu hơn vào cuối năm, do tình hình sản xuất trong nước đỡ khó khăn hơn, tiếp cận được nguồn vốn và mức độ giải ngân khá hơn

Lãi suất:  đầu năm lãi suất hủy động lên khá cao 20% một số thời điểm cá biệt 40%/ năm. Sau đó cuối năm với sự hỗ trợ của ngân hàng nhà nước thì lãi suất bắt đầu giảm

Chính sách hạn chế cho vay chứng khoán xuống còn 20% vốn điều lệ ngân hàng thương mại, và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng còn 21% so với mục tiêu ban đầu

Nợ xấu tăng mạnh vì các khoản vay BĐS

Diễn biến thị trường chứng khoán

Bong bóng nhà đất chính thức vỡ. Lehman Brothers sụp đổ. Cuối năm 2008 chỉ số DJ giảm hơn 30% so với đầu năm

Giai đoạn đầu năm thị trường rơi từ mức 920 tới 370

Giai đoạn quý 3/2018: nhờ những nỗ lực ứng cứu thị trường chỉ số đã phục hồi và quay lại trên mức 500đ trong vòng 2 tháng

Giai đoạn cuối năm 2018: ngân hàng Lehman Brothers phá sản nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh, và thị trường giảm mạnh sau đó.

Giá bđs trên thị trường lại giảm sau năm tăng nóng năm 2007. Tháng 4/2018 NHNN đã siết tín dụng sau đó giá bđs bắt đầu hạ nhiệt nhanh. FDI đổ vào BĐS tăng kỷ lục trong thời kỳ bong bóng BĐS. Trong năm 2007 thì giá cổ phiếu BĐS ở mức trung bình 100 đến 200k / cổ phiếu thì đến nửa đầu năm 2008 giá chỉ còn 20 đến 30k, PE một số công ty chỉ còn ở mức 4 đến  5 lần

KQKD ngành BĐS ảm đạm đã ảnh hưởng mạnh lên mức giá của cổ phiếu BĐS một số CP giảm đến 70 80%.

Ngành dệt may bị ảnh hưởng khá mạnh vì giá bông tăng cao làm giảm  biên lợi nhuận. Cổ phiếu ngành dệt may cũng giảm 60 đến 85%

Khôi Nguyễn HS tổng hợp - nguồn  LÊ HOÀI ÂN ,The Balance, Business Insider và VnExpress.

Ngày đăng 12/03/2022