Bài viết về tư duy đầu tư


Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 5

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2013 Năm Chạy Bước Nhỏ

+ Chứng khoán Mỹ có mức tăng điểm mạnh nhất trong vòng 15 năm.

+ Chỉ số Nikkei 2225 tăng 55% cao nhất trong vòng 6 năm

+ Trung Quốc chuyển từ nền kinh tế đầu tư và xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa

+ Thị trường trong nước tăng khá mạnh với 22% với các sự kiện chính: Tin đồn cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị bắt tạo 1 nhịp giảm,  cắt giảm lãi suất giúp thị trường tăng, sau đó gói tin dụng 30 ngàn tỷ được đưa ra hỗ trợ thị trường BDS sau đó thị trường tăng đoạn ngắn và giảm mạnh, cuối năy dự thảo nới room nước ngoài giúp thị trường phục hồi giai đoạn này

Khôi Nguyễn HS tổng hợp từ nhiều nguồn

#khoinguyenhs #tuduydautu




Tóm lược chiến tranh thương mại Mỹ Nhật (những năm 1950 đến đầu những năm 1990)

Tóm lược chiến tranh thương mại Mỹ Nhật

Chiến tranh thương mại Mỹ Nhật là một trong những tranh cãi kinh tế đáng chú ý trong thế kỷ 20. Tranh chấp này bắt đầu từ những năm 1950 và kéo dài đến đầu những năm 1990. Khi đó, Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, và hai nền kinh tế này cũng đã đối đầu với nhau trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chiến tranh thương mại này được bắt đầu bởi sự bất đồng về các biện pháp thương mại mà Mỹ cho rằng Nhật Bản áp dụng để bảo vệ các sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Nhật Bản đã được cho là thực hiện nhiều hành động bất hợp pháp để hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ vào nước này. Nó bắt nguồn từ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến II, khi Nhật Bản trở thành một cường quốc sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực dệt may, thép, sợi tổng hợp, ti vi màu, ô tô và chất bán dẫn

Điều này đã khiến Mỹ lo ngại về nguy cơ mất cạnh tranh và an ninh quốc gia trước sự thách thức của Nhật Bản. Mỹ cũng cáo buộc Nhật Bản áp dụng chính sách bảo hộ công nghiệp, trộm cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ và bán những loại vũ khí nhạy cảm cho Liên Xô

Để bảo vệ các công ty trong nước, Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ thương mại đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản. Ví dụ:

- Năm 1985, Mỹ đã ký kết thỏa thuận Plaza với các nước G5 để giảm giá trị đồng USD so với các đồng tiền khác nhằm thúc đẩy xuất khẩu Mỹ

- Năm 1986, Mỹ đã áp đặt thuế nhập khẩu 100% đối với các sản phẩm chất bán dẫn của Nhật Bản

- Năm 1987, Mỹ đã ban hành lệnh cấm trong ít nhất 2 năm với các sản phẩm của Toshiba sau khi công ty này bị phát hiện bán máy móc tàu ngầm cho Liên Xô

Trong khi đó, Nhật Bản cũng đã phải chấp nhận với các thỏa thuận thương mại không công bằng do Mỹ gây áp lực. Ví dụ:

- Vào năm 1981, Nhật Bản đã tự nguyện giới hạn số lượng xe nhập khẩu vào Mỹ

- Năm 1986, Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận chia sẻ công nghệ chất bán dẫn và tăng nhập khẩu từ Mỹ

- Năm 1991, Nhật Bản đồng ý tăng thị phần Mỹ tại Nhật Bản lên 20% và giám sát chặt chẽ giá thành xuất khẩu của các sản phẩm chất bán dẫn của mình

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật đã có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Nó gây ra sự biến động của tỷ giá hối đoái, thâm hụt ngân sách và lạm phát. Nó cũng thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ cao giữa hai nước

Một số hậu quả cụ thể của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật là:

- Hiệp ước Plaza đã làm giảm giá trị đồng USD so với đồng yên Nhật từ 240 yên/USD vào năm 1985 xuống còn 128 yên/USD vào năm 1988. Điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp Nhật Bản khi xuất khẩu sang Mỹ và làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Nó cũng khiến cho các tài sản của Nhật Bản trở nên rẻ hơn so với các nước khác, dẫn tới làn sóng mua bán bất động sản và cổ phiếu của Nhật Bản trên thế giới. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra bong bóng kinh tế và dẫn tới khủng hoảng kinh tế kéo dài trong những năm 90 của Nhật Bản.

- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật đã buộc Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách kinh tế và thương mại để hòa nhập với thế giới. Nhật Bản đã phải mở cửa thị trường cho các sản phẩm nước ngoài, đặc biệt là của Mỹ, và chấp nhận các quy định quốc tế về bảo vệ môi trường, lao động và tiêu chuẩn sản phẩm. Nhật Bản cũng đã phải chia sẻ công nghệ chất bán dẫn với Mỹ và các nước khác, nhưng điều này cũng giúp cho ngành công nghiệp chất bán dẫn của Nhật Bản tiến bộ và duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực này

- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ Nhật đã gây ra sự căng thẳng trong quan hệ song phương giữa hai nước. Một số người Mỹ đã có thái độ thù địch với Nhật Bản và coi nước này là kẻ thù kinh tế. Một số người Nhật Bản cũng đã có cảm giác bị xúc phạm và bất công khi phải chịu sự áp bức từ Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại cũng đã khơi gợi sự hiểu biết và hợp tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như an ninh, giáo dục và văn hóa

Khôi Nguyễn HS tổng hợp

www.khoinguyenhs.com

Giao dịch theo phương pháp Wyckoff

Trong giao dịch Mua – Bán đầu tư chứng khoán thì ngoài phân tích các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp như tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, EPS, P/E, ROE,… thì phân tích kỹ thuật là một phần không thể thiếu để xác định xu hướng của thị trường, xu hướng tăng hay giảm giá của cổ phiếu và lựa chọn điểm mua vào tốt nhất. Một cổ phiếu có các chỉ số cơ bản tốt nhưng được mua tại giá cao ngay vùng đỉnh của thị trường chung thì khi thị trường chung giảm giá, giá cổ phiếu vẫn sẽ giảm theo như thường.

Trong vô vàn phương pháp phân tích kỹ thuật hiện nay thì phương pháp Wyckoff được công nhận và sử dụng bởi hàng ngàn nhà đầu tư trên toàn thế giới, vậy phương pháp Wyckoff hiện đại – kỹ thuật để nhận diện xu hướng thị trường tiềm năng là gì và ứng dụng vào thị trường như thế nào? Bạn hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài đọc bên dưới nhé.

Tác giả của cuốn sách là David Weis là một nhà giao dịch chuyên nghiệp, có hơn 40 năm giao dịch trên thị trường và cực kỳ nổi tiếng trong giới trader toàn cầu. Ông là bạn thân của Dr.Alexander Elder, tác giả sách Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống. Ông Elder đã sử dụng phương pháp mà David trình bày để làm một trong những phương pháp giao dịch chính của mình. Ông đã từng là Giám đốc Kỹ thuật của tổ chức ContiCommodities, một tổ chức giao dịch hàng hóa rất lớn và chuyên nghiệp từ những năm 1980. David Weis được thừa nhận rộng rãi là một trong những chuyên gia hàng đầu về phương pháp Wyckoff. Trong cuốn sách này ông đã nâng cấp lên một mức độ tốt hơn trong bối cảnh thị trường hiện đại.

Cha đẻ của phương pháp Wyckoff là Richard Demille Wyckoff (1873 – 1934) là một trong những người tiên phong từ những năm đầu thế kỷ 20 trong việc áp dụng phân tích kỹ thuật để nghiên cứu thị trường chứng khoán. Ông được coi là một trong năm người khổng lồ về phân tích kỹ thuật, cùng với Dow, Gann, Elliott và Merrill. Ông được xếp vào hàng các nhà giao dịch huyền thoại cùng Jesse Livermore hay W.D.Gann. Vào những năm 1930, ông thành lập một Học viện đào tạo, sau này trở thành Học viện Wyckoff Mỹ. Wyckoff đã phát triển nên phương pháp giao dịch mang chính tên ông, sử dụng hành động giá và khối lượng để đọc thị trường và giao dịch, từ đó kiếm hàng triệu đô la.

Trong cuốn sách này sẽ hướng dẫn cho bạn phương thức để có thể diễn giải một cách logic đồ thị thanh và đồ thị sóng, từ đó tìm ra các giao dịch có thể thực hiện. Bằng cách nghiên cứu những mẫu đồ thị trong quyển sách bạn sẽ có được những hiểu biết sâu sắc về việc đọc những gì mà thị trường đang nói về chính nó. Ban đầu có thể vô vị, nhưng thông qua thực hành và việc lặp đi lặp lại (lặp đi lặp lại là mẹ của sự thông thái!) nó sẽ trở thành phản xạ. Nó sẽ cho bạn khả năng xác định điểm xoay chiều thị trường trên nhiều cấp độ khác nhau.

Cuốn sách tập trung về cách sử dụng phương pháp của Wyckoff từ cổ phiếu trước đây ứng dụng vào hiện đại ngày nay, các hiểu rõ về hành vi giá và khối lượng.

Các thị trường có thể áp dụng phương pháp Wyckoff

Phương pháp Wyckoff hiện đại có thể được áp dụng trên các thị trường:

Trong cuốn sách này chúng ta sẽ tiếp cận thị trường thông qua phương pháp Price Action:

Trước khi đi vào quá trình lựa chọn cổ phiếu cụ thể, ghi nhớ 04 bước giai đoạn của sự biến động giá:

Tích lũy (Accumulation)

Tăng giá (Markup)

Phân phối (Distribution)

Giảm giá (Markdown)

 

 

David cũng trình bày những điều chỉnh mà ông đã thực hiện đối với các công cụ đọc băng gốc (tape-reading) của Wyckoff – phù hợp hơn với sự biến động lớn của thị trường chứng khoán và thị trường tương lai ngày nay – và có thể được áp dụng cho biến động giá trong ngày và hàng ngày.

Khi nói đến phân tích Wyckoff, thật dễ dàng quên rằng thế giới của việc đọc biểu đồ không phải là màu đen hoặc trắng, mà là màu xám. Người ta phải có một tâm hồn cởi mở hơn là một lý tưởng cố định, được hình thành từ trước. Giao dịch sắp xảy ra sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu này khi bạn khám phá cách phát triển cảm giác và trực giác của một nhà giao dịch thành công và được trang bị tốt hơn để thích ứng phương pháp Wyckoff với các thị trường năng động hiện nay.

1. Khái quát về nơi tìm kiếm những tín hiệu giao dịch

Khi tìm kiếm các tín hiệu giao dịch cũng như quá trình câu cá. Cá thì có thể câu được ở bất kỳ đâu trong hồ, nhưng chúng thường tụ họp ở những khu vực cụ thể tại mỗi thời điểm khác nhau trong năm. Các tín hiệu tốt thường tập trung ở khu vực mà nó phá vỡ 1 vùng dao động đi ngang nào đó. Ở trong vùng dao động đó, giá có lên lên xuống quanh đó 1 khoảng thời gian trước khi có thể phá vỡ để đi lên hoặc đi xuống. Sau khi hành động phá vỡ lên hoặc xuống xảy ra, giá thường kiểm định lại các vùng này.


 

2. Cách vẽ những đường kẻ

Việc vẽ các đường hỗ trợ và kháng cự là công việc chủ đạo của việc phân tích biểu đồ. Việc vẽ này sẽ làm nổi bật các hành vi trong vùng dao động ở giữa đường kháng cự và đường hỗ trợ. Tại các đường nối đáy tạo nên hỗ trợ ta sẽ thấy phe bán cố gắng chiếm quyền kiểm soát cổ phiếu và đẩy giá thấp hơn, mỗi lần như vậy phe mua lại kiểm soát trở lại khiến giá hồ phục. Nên thiết lập các đường kẻ ngang với đồ thị ngày, các đường kẻ ngang này đóng vai trò như các cột mốc, lặp đi lặp lại vai trò hỗ trợ và kháng cự. Giá có thể xoay quanh nó vài tuần hoặc vài tháng. Rất nhiều lần nhịp tăng cuối cùng của mô hình tạo đỉnh hay nhịp giảm cuối cùng trong mô hình tạo đáy xảy ra ngay tại các đường kẻ ngang. Điều này làm các đường kẻ ngang có ý nghĩa nhất chính là hành vi giá/khối lượng xung quanh nó.


Các đường xu hướng miêu tả góc tăng hoặc góc giảm. Chúng là những đường hỗ trợ, kháng cực động, tương phản với những đường tĩnh theo phương ngang. Trong 1 xu hướng giảm, đường xu hướng được kẻ dọc nối những đỉnh thấp dần, và nó đóng vai trò là đường kháng cự trong tương lai sau đó. Trong khi với đường xu hướng tăng sẽ nối các đáy với nhau và dốc dần lên, tại các điểm giá chạm đường xu hướng sẽ xuất hiện cầu mua hỗ trợ mạnh và lặp đi lặp lại sau đó. Chúng ta cũng có thể nối 2 đường song song các đỉnh và các đáy với nhau tạo thành 1 kênh tăng giá/kênh giảm giá. Khi giá phá vỡ kênh này sẽ tạo ra hiện tượng quá mua/quá bán và sau đó khi nó rơi lại rất dễ tạo ra sự đảo chiều sau đó.

3. Câu chuyện của những đường kẻ

Các đường kẻ trên đồ thị sẽ kể cho chúng ta nghe các câu chuyện và làm nổi bật các hành vi giá/khối lượng. Chúng xác định góc tăng hoặc giảm trong 1 xu hướng giá, cảnh báo bạn khi thị trường đạt tới các ngưỡng quá mua hay quá bán trong 1 xu hướng, xác định vùng dao động, miêu tả hành động giá hội tụ lại vào 1 điểm cân bằng (như đỉnh của một tam giác), và giúp dự đoán nơi đặt kỳ vọng cho các ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự trong nhịp điều chỉnh.

Tầm quan trọng của mô hình Tam giác, nó cho thấy biên độ giao động giá đã thu hẹp đến một điểm cân bằng giữa lực cung và lực cầu. Tại đây sẽ tìm kiếm sự nén lại của giá và đặt biệt là tại (hoặc gần) các điểm hội tụ của 2 đường xu hướng. Sự cân bằng này không thể tiếp diễn mãi mãi, nó sẽ đổ vỡ. Chúng ta sẽ phải tìm kiếm các bằng chứng dựa trên hành vi của giá/khối lượng giao dịch để tìm thấy phương hướng cho tương lai. Thông thường, những bằng chứng mâu thuẫn nhau cho đến khi vài hành động đảo chiều hoặc khối lượng giao dịch tăng bất thường làm lệch cán cân về 1 phía.


 

Khi 1 thị trường buồn tẻ cho thấy nó không có khả năng giữ đà tăng trước đó, hay là khi nó không phản ứng với các tin tức tốt, nghĩa là nó đang yếu về mặt kỹ thuật. Ngược lại, khi nó đang cho thấy 1 sự cứng cáp nhất định, khi những sự đột kích của phe gấu (bán khống) không khiến cho các nhà đầu tư thôi nắm giữ cổ phiếu hay là khi cổ phiếu không giảm bởi các tin xấu, chúng ta có thể tin tưởng vào 1 thị trường tăng trong tương lai gần.

4. Logic của việc đọc đồ thị thanh

Khi phân tích đồ thị thanh giá, chúng ta cần phải trải qua quá trình đánh giá một cách tuần tự bao gồm việc so sánh chuyển động giá tại thời điểm hiện tại với những thanh giá gần nhất và dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ta cũng phải sẵn sàng chuẩn bị phương án nếu giá tạo khoảng trống giá lớn tăng hoặc giảm do 1 tin tức bất ngờ mạnh mẽ nào đó, nhưng nó vẫn xảy ra và ta phải chuẩn bị cho kịch bản đó khi đầu cơ trên thị trường.

Khi kết hợp với khối lượng, thông thường sẽ là giá + khối lượng cùng tăng = khuynh hướng tăng, giá tăng + khối lượng giảm là khuynh hướng giảm, giá giảm + khối lượng tăng là khuynh hướng giảm, giá giảm + khối lượng giảm là khuynh hướng tăng. Đây chỉ là một hướng dẫn thô sơ. Có khi giá tăng + khối lượng giảm do chỉ có 1 số ít nhà giao dịch muốn đặt cược chống lại 1 xu hướng tăng mạnh. Ngược lại, nhiều khi giá giảm với khối lượng cạn dần do phe mua đầu hàng hoặc bỏ cuộc. Việc tăng hoặc giảm với khối lượng cực lớn thường là biểu hiện của các hành động cao trào hoặc hành động ngăn chặn. Các nhịp tăng hoặc giảm với khối lượng cực thấp thường là biểu hiện của sự kiệt sức. Rất nhiều xu hướng bắt đầu với sự xuất hiện đột ngột của khối lượng giao dịch, chúng đóng vai trò là nguồn năng lượng, sự thúc đẩy cho 1 nhịp biến động lớn hơn. Sau nhịp bùng nổ đầy năng lượng đầu tiên, khối lượng thường suy yếu dần.


 

5. Cú bật

Cú bật (Spring) là 1 nhịp rũ khỏi 1 vùng dao động hoặc 1 ngưỡng hỗ trợ mà sau đó giá thất bại trong việc tiếp diễn, dẫn đến 1 nhịp đảo chiều hướng lên. Độ dài của vùng dao động không nhất thiết phải được quy định sẵn.

Đầu tiên, khi giá phá vỡ xuống dưới một hỗ trợ cứng và thất bại trong việc tiếp diễn, đó là 1 vị trí có thể xuất hiện 1 cú bật tiềm năng. Sự thiếu tiếp diễn sẽ làm gia tăng khả năng đảo chiều tăng hay còn gọi là 1 cú bật. Nhưng nó không đảm bảo chắc chắn cho việc xuất hiện 1 cú bật. Hành vi giá/ khối lượng và bối cảnh rộng hơn xung quanh vị trí của cú bật sẽ giúp ta xác định xác suất và sự quan trọng của nó.


Thứ hai, 1 cú bật trong xu hướng tăng sẽ có xác suất thành công cao hơn. Ngược lại, nếu 1 cú bật thất bại trong xuất hiện trong 1 xu hướng giảm, phe bán khống sẽ có được những thông tin giao dịch cực kỳ hữu ích.

Thứ ba, sự biến động của thị trường quyết định kích thước nhịp đảo chiều tăng của cú bật. Thời gian chuẩn bị, kích thước vùng dao động, cũng có thể xác định độ lớn của nhịp tăng được tạo ra bởi cú bật.

Khi thị trường kiểm định và tái kiểm định những ngưỡng hỗ trợ, nó sẽ cho phép các nhà đầu tư có cơ hội để đo lường lượng cầu tồn tại xung quanh các ngưỡng hỗ trợ cứng. 1 nhịp bán kỹ thuật xuống dưới những ngưỡng hỗ trợ này chính là nhịp kiểm định cuối cùng. Nếu 1 cú phá vỡ xuống thất bại trong việc tạo ra 1 đợt tấn công dữ dội bởi lực bán mới, thì ta nhận ra dấu hiệu cạn cung và mua vào 1 cách tích cực, từ đó tạo ra hành động giá đảo chiều nhanh. Nhịp giảm xuống thấp hơn các ngưỡng hỗ trợ cũng thường được trợ giúp bởi việc bán cắt lỗ.

6. Cú trồi

Khi giá cổ phiếu, chỉ số hay giá hàng hóa chuyển động lên phía trên ngưỡng kháng cự trước đó và thất bại trong việc tiếp diễn, chúng ta nên cân nhắc tiềm năng cho 1 nhịp đảo chiều giảm. Dạng phá vỡ giả này được gọi là cú trồi (upthrust). Nó có thể xảy ra theo nhiều cách và có thể được tái kiểm định về sau. Giống như cú bật, nó đem lại cơ hội giao dịch tại điểm nguy hiểm, nơi rủi ro thấp nhất. Các cú trồi thường khó giao dịch hơn cú bật vì mọi người cảm thấy thoải mái bán khống ở vị trí giá thấp hơn là khi giá ở đỉnh 1 cú tăng.

 

Trong một xu hướng giảm thì những cú trồi đích thực là một điểm mở lệnh bán khống tuyệt vời, tuy nhiên nếu đang là xu hướng tăng thì nó sẽ rất rủi ro. Các chiến lược chống lại xu hướng thường sẽ gặp phải thất bại nặng nề. Vì vậy, xu hướng là thứ quan trọng nhất cần được cân nhắc. Những cú trồi lên trong 1 xu hướng tăng hiếm khi thành công. Tuy nhiên, trong 1 xu hướng giảm, những cú trồi lên trên đỉnh của nhịp điều chỉnh có xác suất thành công lớn hơn rất nhiều. Điều kiện tiên quyết để có 1 cú trồi là phải có 1 đỉnh với 1 đường kháng cự được vẽ ngang qua đỉnh. 1 chuyển động giá lên trên đỉnh này sẽ trở thành 1 cú trồi tiềm năng. Việc giá tăng vượt lên đỉnh trước có thể không phải là hành động giá quyết định. Thường thì những hành động giá trong những thanh giá trước đó và đặc biệt các thanh giá kế tiếp sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện của nó. Cú trồi có thể xuất hiện ở bất kỳ khung thời gian nào trên bất kỳ đồ thị nào.

Xu hướng là mối quan tâm tối cao khi đánh giá 1 cú trồi lên. Hành động giá/khối lượng trong các chuyển động trước đó và kế tiếp thường tiết lộ liệu 1 cú trồi lên có thực sự phát triển tiếp hay không. Những cú trồi lên trên đồ thị tuần và tháng thường dẫn đến những xu hướng giảm lớn hơn những cú trồi lên trên đồ thị ngày. Trên đồ thị ngày, những cú trồi lên trên đỉnh của những nhịp tăng có thể chỉ tạo ra 1 nhịp điều chỉnh. Cuối cùng, sẽ có nhiều hơn 1 cú trồi lên có thể xảy ra trong 1 mô hình tạo đỉnh trước khi nhịp giảm bắt đầu. Khi thị trường tiếp tục giữ vững quanh ngưỡng kháng cự và từ chối giảm sau vài hành động giá mang tính đe dạo, ta nên cân nhắc việc hấp thụ đang diễn ra.

7. Sự hấp thụ

Làm sao chúng ta biết được liệu 1 nhịp kiểm định hoặc 1 cú xuyên phá đỉnh sẽ dẫn tới 1 sự phá vỡ hay 1 nhịp đảo chiều giảm? Đây là 1 tình thế khó xử mà chúng ta liên tiếp phải đối mặt: chốt lời hay giữ nguyên vị thế, và rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương trước việc phải trả lại những khoản lợi nhuận cho thị trường.

Với 1 nhà giao dịch ngắn hạn, thường sẽ háo hức trong việc chốt lời và không muốn đặt bản thân vào bất kỳ tình huống không rõ ràng nào.

Với 1 nhà giao dịch dài hạn, được dẫn dắt bởi cái nhìn dài hạn, có thể sẽ lựa chọn việc chịu đựng 1 nhịp điều chỉnh.

Những nhà giao dịch mở vị thế mua ở mức giá hiện tại vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước đó sẽ thường chọn thanh lý vị thế. Bởi họ đã phải chịu đựng áp lực khá đủ. Những người mua ở mức giá thấp hơn sẽ chốt lời. Phe bán khống ngửi thấy khả năng tạo đỉnh và gia tăng vị thế gây sức ép lên thị trường. Sự hấp thụ là 1 quá trình xuyên suốt mà trong đó việc thanh lý vị thế mua, chốt lời vị thế mua và mở mới vị thế bán đều được thực hiện. Nó có thể xuất hiện trên bất kỳ đồ thị nào, bất kể khung thời gian nào.

1 sự hấp thụ thành công của lượng bán trước đó khi:

– Sự nâng dần lên của các mức hỗ trợ

– Khối lượng giao dịch gia tăng xung quanh đỉnh của vùng hấp thụ

– Sự thiết sự tiếp diễn của đà giảm tại những thanh giá mang tính “đe dọa” xu hướng tăng

– Tại các thanh giá nằm bên phải của vùng hấp thụ, giá có khuynh hướng tạo áp lực lên đường kháng cự mà

không có sự nhượng bộ

– Trong 1 số thời điểm, sự hấp thụ thành công dẫn đến 1 cú bật

– Những cú trồi lên nhỏ thất bại trong việc làm tiền đề 1 cú phá vỡ xuống

Khi được xem như 1 nhịp điều chỉnh, vùng hấp thụ nói chung là nông. Chúng thường xuyên hình thành trong vùng mà giá mới vừa tăng mạnh lên phía trên và/ hoặc nơi khối lượng giao dịch gia tăng đột biến. Sự hấp thụ thường diễn ra ở đỉnh của vùng dao động, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở đáy của vùng dao động vào thời điểm phe bán vượt qua được lực mua. Khi lực bán lớn nhưng lại thất bại trong việc tạo ra 1 đáy thấp hơn, đó là 1 tín hiệu xấu cho phe bán.

Sự hấp thụ không phải lúc nào cũng là chuyển động ngang. Có những lúc nó là các đợt tăng giá từ từ đi lên “tăng trong nghi ngờ” (wall of worry), và nó làm bỏ lại những người chờ đợi sự điều chỉnh để mua vào cũng như làm thịt những người ở phe bán khống. Hầu hết các vùng hấp thụ chỉ diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần.

8. Nghiên cứu đồ thị

Thay vì tập trung 1 cách đơn lẻ vào các cú bật hay sự hấp thụ chúng ta sẽ kết hợp với nhau để nghiên cứu đồ thị. Một đồ thị được đưa ra trước mặt và một câu hỏi được đặt ra là: “Bạn sẽ mở vị thế mua hay vị thế bán?”. Và với những điều được thể hiện trên đồ thị ta sẽ thấy rõ chuyển động giá, khối lượng, lực cầu từ phe mua và lực cung từ phe bán đang chiếm ưu thế.


 

9. Đọc dải băng giá phần 1

Wyckoff đã nghiên cứu Dải băng giá và đã chứng kiến vài nhà giao dịch lớn nhất thời của ông ngồi cô độc trong văn phòng và đọc các giải băng giá một cách yên lặng. Với mục đích đọc hiểu Dải băng giá, Wyckoff đã phát minh ra đồ thị sóng và một dạng đồ thị điểm và số đặc biệt bao gồm cả khối lượng giao dịch bên trong nó. Ông cũng đã nói với các học viên của mình từ nay về sau họ phải “nghĩ theo các con sóng”.

Trong việc đọc dải băng giá cũng như đồ thị, chúng ta đánh giá nỗ lực (ví dụ như khối lượng giao dịch). Phần thưởng cho nỗ lực đó, đà chuyển động của giá, và cứ thế xác định khi nào những sự thay đổi ngắn hạn và trung hạn trong xu hướng xảy ra.

David  H. Weis đã thử nghiệm tạo ra một đồ thị sóng bằng cách chuyển đổi đồ thị số thể hiện khối lượng của Wyckoff với mã cổ phiếu AT&T thành một đồ thị mang tính tiếp nối hơn. Nó đã cung cấp cho ông một bức tranh tốt hơn về nơi cổ phiếu đối mặt với lực cung và lực cầu. Hạn chế của nó là  sự điều chỉnh này làm tăng kích thước của đồ thị  và không thực dụng với thị trường hiện đại.

Theo dõi từng phút một chuyển động giá trong suốt cả ngày có vẻ là một công việc tẻ nhạt kinh khủng tuy nhiên nỗ lực này đã giúp David gia tăng kỹ năng đọc đồ thị lên gấp 10 lần và ông đã thực hiện nó hàng năm trời.


 

10. Đọc dải băng giá phần 2


David đã sử dụng phương pháp khác để thể hiện các con sóng và khối lượng sóng một cách đơn giản là sử dụng đồ thị giá đóng cửa (Close only line chart) kèm với đồi thị khối lượng và bổ sung thêm thời gian để theo dõi các con sóng thay vì xem chi tiết từng giao dịch trong ngày. Đồ thị sẽ bao gồm cả ba yếu tố cần thiết như dải băng giá là: độ dài, khối lượng và thời lượng (thời gian diễn ra) của các con sóng.

Wyckoff và những người đọc dải băng giá đầu tiên hiểu và nghiên cứu những sóng mua và sóng bán thay thế nhau một cách luân phiên được thu thập từ dải băng giá.

Một vài hướng dẫn về Cú Trồi ngắn:

Chính khối lượng mới làm đồ thị sóng có giá trị. Khối lượng giao dịch dựa trên thời gian thường thất bại trong việc hé lộ sức mạnh thức sự của phe mua và phe bán.

11. Đồ thị điểm và số và đồ thị gạch (renko)

Trong thời đại của giao dịch thuật toán và tần suất cao, đồ thị điểm và số ngày càng trở nên ít phổ biến. Nhưng đồ thị này vẫn hiệu quả trong theo dõi giao dịch và hành động giá, khối lượng đi kèm cho nhà đầu tư chủ động trên thị trường.



Hi vọng với những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu phần nào cách ứng dụng phương pháp Wyckoff vào trong giao dịch và hỗ trợ khi bạn thực hiện lệnh mua – bán hay tiếp tục nắm giữ vị thế. Hãy nghiên cứu thật sâu và thật kỹ các biểu đồ và cùng với sự nhiệt thành, luyện tập chăm chỉ chúng sẽ kể cho bạn câu chuyện của chúng. Chúc bạn giao dịch thành công.


Nguồn: Công ty chứng khoán Bản Việt


Tại sao nước Mỹ phải GREAT AGAIN và đồng DOLLAR phải mạnh trở lại - Góc nhìn đơn giản hóa của Khôi Nguyễn HS

TẠI SAO NƯỚC MỸ PHẢI GREAT AGAIN VÀ ĐỒNG DOLLAR PHẢI MẠNH TRỞ LẠI - GÓC NHÌN ĐƠN GIẢN HÓA CỦA KHÔI NGUYỄN HS

Đa phần mọi người đều nghe đến chiến tranh thương mại, thặng dư, nhập siêu suất siêu.... một rừng các thuật ngữ về kinh tế. Nhưng đa phần sẽ không nắm rõ một cách khái quát và đơn giản nhất nền kinh tế hoạt động như thế nào cũng như đơn giản hóa những vấn đề phức tạp.

**** Bài viết nhằm đơn giản hóa giúp mọi người dễ hiểu hơn về nền kinh tế nên sẽ có những yếu tố lược bỏ bớt****

* Giả sử tất cả các nước đều phải sản xuất và sử dụng hàng hóa đặc biệt là vàng*

Như chúng ta đã biết. Mỹ là nền kinh tế số một thế giới với GDP gần 20.000 tỷ Đô la Mỹ và tại sao lại phải là đô la Mỹ mà ít khi nhắc đến GDP bằng đô la Úc hay Hồng Kong hay TQ... đó là một trong số những vấn đề mà chúng ta tìm hiểu sau đây.

* Sau đây chúng ta sẽ khái quát nền kinh tế Mỹ, cũng như đa phần các nền kinh tế đều có chung nguyên lý

- Đầu tiên nền kinh tế có nhiệm vụ là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

- Nền kinh tế tạo ra một lượng hàng hóa lớn do nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Tiếp theo đó, do dư thừa hàng hóa họ tiến đến dự trữ hàng

- Chính phủ sẽ được lập ra để giúp quản lý lượng hàng hóa dư thừa đó. Họ tập trung về cục dự trữ, chính phủ có nhiệm vụ giải quyết mâu thuẩn xã hội, cũng như điều tiết lượng hàng hóa được dự trữ. (Đa phần dự trữ ở ngân hàng trung ương bằng vàng)

- Vậy làm sao để khi giao dịch được thuận lợi mà không phải mang vác nặng nề? Tiền giấy được tạo ra. Ban đầu 1 đồng tiền sẽ được niêm yết với số lượng vàng nhất định. Khi người cầm tiền cần có thể đem tiền đổi vàng. ( sau năm 1971 Mỹ đã chơi chiêu không cho đổi tiền bạc xanh Mỹ thành vàng nữa )

-Sau đó do việc chính phủ đầu tư không hiệu quả chi tiêu mạnh hơn sản xuất nên xuất hiện lạm phát (giá cả hàng hóa tăng lên, hay nói cách khác là tiền giảm giá trị)

- Do nền kinh tế trong nước  thịnh vượng tuy là lạm phát nhưng vẫn là nền kinh tế phát triển mạnh hơn các nước còn lại, kèm theo Mỹ sản xuất nhiều hàng hóa thiết yếu mà các nước khác không thể sản suất được.

- Các nước khác đem vàng để đổi lấy đồng Dollar Mỹ vì muốn mua các hàng hóa thiết yếu từ Mỹ thì phải trả bằng đồng Dollar (Họ lấy vàng đổi dollar về, sau đó họ lại lấy dollar đi mua hàng hóa từ Mỹ). Và đa phần các nước đều giao thương với Mỹ nên đồng dollar là đồng tiền dự trữ tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng trung ương.

- Tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ chọn cho mình một sản phẩm họ có khả năng cạnh tranh nhất để sản xuất. ( Ví dụ TQ họ có nhân công rẻ nên họ sẽ tập trung để sản xuất công nghiệp, gia công, còn công nghệ sau này họ mới làm sau khi đã chiếm bằng một cách nào đó công nghệ. Mỹ họ lợi thế là quốc gia sáng tạo, mạnh công nghệ và các sản phẩm nhiều chất xám họ sẽ tập trung vào đó....)

**** Từ đó xuất phát ra một vấn đề lớn, chính là lượng sản phẩm được tạo ra ít dần so với tốc độ tạo ra sản phẩm từ Trung Quốc.

--Để đồng tiền của họ có giá trị thì hàng hóa thiết yếu họ phải tạo ra nhiều hơn, họ mới có nhiều tiền và xài tiền nhiều hơn, các nước khác sẽ muốn giao thương với họ nhiều hơn. Vị thế họ sẽ bị lung lay khi TQ từ nước sản xuất gia công, vốn không tạo ra tiền nhiều bằng sản phẩm mang nhiều chất xám, TQ bắt đầu chiếm công nghệ bằng cách nào đó (ai cũng biết). Từ đó xuất khẩu lại Mỹ nhiều hơn, làm giảm sức mạnh đồng tiền của Mỹ.

***** Một vấn đề nữa là Mỹ khuyến khích người dân họ tiêu tiền, để các nước muốn giao thương nhiều hơn với Mỹ. Tuy nhiên bản chất của việc tiêu tiền này không an toàn bởi vì họ vay tiền để tiêu tiền, chứ không phải trên nền tảng là tiết kiệm và tạo ra thặng dư (đa phần công việc của người Mỹ đáng ra phải làm đang ở TQ vì nhà máy họ tập trung nhiều ở đó). Đa phần người dân tạo ra ít tiền hơn nhưng lại tiêu xài nhiều hơn, rủi ro đến từ đây.

==> Và ông Trump đang làm ngược lại để lôi kéo nhà máy về Mỹ, dân Mỹ phải có công việc nhiều hơn, sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, các nước khác cũng mua hàng từ Mỹ nhiều hơn, cũng như không để bị ăn cắp công nghệ, và hạn chế chi tiền cho các hiệp ước cũng như cho các đàn em là vì vậy. Đại ca là phải cầm được cán, điều tiết cuộc chơi. Kẹt tiền quá nên ít chi cho anh em tí, nên mong anh em thông cảm đừng trách đại ca. Đó là điều ông phải làm để Mỹ GREAT AGAIN và tiếp tục làm đại ca chi phối cuộc chơi.

Khôi Nguyễn HS

#Khoinguyenhs #tuduydautu #chientranhthuongmai

Mong các bạn copy nhớ ghi nguồn. Thân ái



Đầu Tư - Khi Trái Tim Hòa Nhịp Cùng Lý Trí  

Thị trường tài chính tựa như một bản nhạc giao hưởng, nơi phân tích kỹ thuật là những nốt trầm bổng dẫn dắt nhịp điệu, còn giá trị nội tại là giai điệu chủ đạo. Để tạo nên kiệt tác, người nghệ sĩ phải biết kết hợp cả hai!  

Bạn từng nghe câu chuyện về những nhà đầu tư "mua đáy, bán đỉnh" nhờ biểu đồ hình nến? Hay những đường MA (Moving Average) uốn lượn như dải lụa dẫn lối vào vùng an toàn? Đó chính là sức mạnh của phân tích kỹ thuật – ngôn ngữ của thị trường! Nó giúp bạn đọc vị tâm lý đám đông, nhận diện xu hướng, và tìm thời điểm "vàng" để hành động. Nhưng đừng quên: "Biểu đồ chỉ là tấm gương phản chiếu quá khứ, không phải phép tiên đoán tương lai."  

Kỹ thuật và cơ bản như đôi cánh của một chú đại bàng. Khi bạn đã tìm thấy một cổ phiếu giá trị nội tại vững chắc (qua phân tích cơ bản), phân tích kỹ thuật sẽ là "la bàn" giúp bạn tránh vùng sóng dữ. Ví dụ:  

- Hỗ trợ (Support) và Kháng cự (Resistance): Mua khi giá chạm vùng hỗ trợ lịch sử, nơi cổ phiếu có xu hướng bật tăng.  

- Volume (Khối lượng): Khối lượng tăng đột biến khi giá phá vỡ đỉnh cũ – tín hiệu xác nhận xu hướng mới.  

- RSI (Relative Strength Index): Tránh mua khi RSI >70 (quá mua), chờ RSI <30 (quá bán) để vào lệnh an toàn.  

Hãy tưởng tượng bạn phát hiện một doanh nghiệp có ROE 20%, dòng tiền tự do dồi dào – đó là viên ngọc thô. Nhưng thay vì mua ngay, bạn kiên nhẫn chờ đường MACD cắt lên từ vùng oversold, hay mô hình hai đáy xuất hiện. Đó chính là lúc giá trị gặp thời cơ – thời điểm bạn "đặt chân lên vai người khổng lồ" để tối ưu lợi nhuận!  

Nhưng hãy cảnh giác – phân tích kỹ thuật dễ biến bạn thành nô lệ của những con số. Đừng để những đường EMA hay Fibonacci che khuất tầm nhìn về bức tranh dài hạn. Như cơn mưa rào giữa sa mạc, tín hiệu kỹ thuật có thể làm dịu cơn khát ngắn hạn, nhưng chỉ giá trị nội tại mới là ốc đảo nuôi dưỡng tài sản của bạn.  

Hãy nhớ: "Phân tích kỹ thuật giống như la bàn – nó chỉ hướng, nhưng không thay bạn bước đi." Kết hợp nhuần nhuyễn cái đầu lạnh của kỹ thuật và trái tim nóng của giá trị, bạn sẽ tìm thấy sự cân bằng giữa logic và cảm xúc – chìa khóa để mở cánh cửa tự do tài chính!

"Đầu tư thông minh là nghệ thuật của sự kiên nhẫn, nhưng kiên nhẫn mà không có kế hoạch chỉ là sự chờ đợi mù quáng." – Hãy để phân tích kỹ thuật vẽ nên bản đồ, và giá trị nội tại thắp sáng con đường! 🌟

#khoinguyenhs

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 1)

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó(Phần 1)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

*** Năm 2008:

Tình hình vĩ mô

Tăng trưởng GDP đạt 6.31% so với năm 2007 thấp nhất trong gần 10 năm trở lại. Nhưng nhìn chung vẫn cao hơn so với khu vực. Trong đó dịch vụ tăng cao nhất sau đó đến công nghiệp và xây dựng, và cuối cùng là nông lâm thủy sản

Vốn đầu tư công đạt 12.45% GDP, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm. Với nhiều dự án lớn như: tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, cảng Cái Mép - Thị Vải, mở rộng QL1, cầu Đồng Nai...

Năm 2008, nền kinh tế đã chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát. Giá các loại hàng hóa thiết yếu tăng mạnh: gas, xăng dầu, gạo, sắt thép, xi măng... nhưng tình hình đã dịu hơn vào cuối năm, do tình hình sản xuất trong nước đỡ khó khăn hơn, tiếp cận được nguồn vốn và mức độ giải ngân khá hơn

Lãi suất:  đầu năm lãi suất hủy động lên khá cao 20% một số thời điểm cá biệt 40%/ năm. Sau đó cuối năm với sự hỗ trợ của ngân hàng nhà nước thì lãi suất bắt đầu giảm

Chính sách hạn chế cho vay chứng khoán xuống còn 20% vốn điều lệ ngân hàng thương mại, và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng còn 21% so với mục tiêu ban đầu

Nợ xấu tăng mạnh vì các khoản vay BĐS

Diễn biến thị trường chứng khoán

Bong bóng nhà đất chính thức vỡ. Lehman Brothers sụp đổ. Cuối năm 2008 chỉ số DJ giảm hơn 30% so với đầu năm

Giai đoạn đầu năm thị trường rơi từ mức 920 tới 370

Giai đoạn quý 3/2018: nhờ những nỗ lực ứng cứu thị trường chỉ số đã phục hồi và quay lại trên mức 500đ trong vòng 2 tháng

Giai đoạn cuối năm 2018: ngân hàng Lehman Brothers phá sản nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh, và thị trường giảm mạnh sau đó.

Giá bđs trên thị trường lại giảm sau năm tăng nóng năm 2007. Tháng 4/2018 NHNN đã siết tín dụng sau đó giá bđs bắt đầu hạ nhiệt nhanh. FDI đổ vào BĐS tăng kỷ lục trong thời kỳ bong bóng BĐS. Trong năm 2007 thì giá cổ phiếu BĐS ở mức trung bình 100 đến 200k / cổ phiếu thì đến nửa đầu năm 2008 giá chỉ còn 20 đến 30k, PE một số công ty chỉ còn ở mức 4 đến  5 lần

KQKD ngành BĐS ảm đạm đã ảnh hưởng mạnh lên mức giá của cổ phiếu BĐS một số CP giảm đến 70 80%.

Ngành dệt may bị ảnh hưởng khá mạnh vì giá bông tăng cao làm giảm  biên lợi nhuận. Cổ phiếu ngành dệt may cũng giảm 60 đến 85%

Khôi Nguyễn HS tổng hợp - nguồn  LÊ HOÀI ÂN ,The Balance, Business Insider và VnExpress.

Ngày đăng 12/03/2022


Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 2)

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 2)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2009 Bắt đầu kích cầu nền kinh tế hồi phục

Tình hình vĩ mô:

Tăng trưởng GDP tiếp tục thấp đạt 5,32%. Các lĩnh vực công nghiệp bắt đầu phục hồi

Một số dự án đầu tư công với vốn đầu tư lớn như: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Lạm phát giảm từ mức đỉnh tháng 8 năm 2008 xuống còn 6,88% năm 2009. Tăng trưởng tín dụng hơn 37,7% gây ra những áp lực tiềm năng cho lạm phát trong những tháng cuối năm.

Lãi suất: Gói kích cầu của chính phủ giúp cho nền kinh tế phục hồi, với mức hỗ trợ lãi suất lên đến 4%

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn tốc độ huy động vốn của các ngân hàng, dòng tiền ưu đãi không vào các hoạt động kinh doanh sản xuất mà chảy vào các kênh tài chính, bất động sản gây rủi ro cho nền kinh tế.

Nợ xấu tăng lên 2,2%

Diễn biến thị trường chứng khoán

Chỉ số chứng khoán toàn cầu bắt đầu hồi phục mạnh mẽ

Tháng 2 năm 2019 index tạo đáy ở 235 điểm.

Quý 2 năm 2019, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng tiền tệ như hỗ trợ lãi suất ở mức 4% đồng thời giảm thuế và giãn thuế cho doanh nghiệp. GDP tăng trưởng 3,9%. Index tăng lên 525 điểm vào giữa tháng 6 sau đó giai đoạn phục hồi mạnh kết thúc.

Giai đoạn quý 3: thị trường thế giới hồi phục và lấy lại đỉnh cao trước thời điểm suy thoái. Tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp nhờ tận dụng lợi thế về nhân công , nguồn nguyên liệu đã đạt được mức lợi nhuận ấn tượng.

Giai đoạn cuối năm: Mặc dù đạt được kết quả tốt nhưng chính sách kích cầu đã làm cho tăng trưởng tín dụng quá nóng tăng lên đến 38% gây áp lực lớn lên lạm phát. Đồng thời điểm đó giá vàng tăng mạnh do lo ngại đồng tiền mất giá và tỷ giá căng thẳng. NHNN đã quyết định nâng lãi suất cơ bản từ 7 lên 8%. Việc bất ngờ tăng lãi suất này dẫn đến dòng tiền đầu cơ rút mạnh gây áp lực ngược lại thị trường, thị trường giảm điểm mạnh về cuối năm.

Do chịu ảnh hưởng của suy thoái nên các doanh nghiệp huy động được dòng vốn trên thị trường chứng khoán thấp hơn. Tuy nhiên dòng vốn từ ngân hàng vẫn dồi dào.

Nhóm công nghiệp xây dựng được hỗ trợ mạnh về dòng vốn với chính sách lãi suất 4% nên được hưởng lợi lớn. Ngược lại ngành năng lượng lại ảm đạm và tụt lại so với những ngành khác.

Ngành xây dựng được hỗ trợ bởi sự phục hồi của nhóm ngành BĐS

***** Năm 2010: tích cực từ gói kích cầu:

Tình hình vĩ mô

Tăng trưởng GDP đạt mức 6,78% cao hơn kế hoạc là 6,5% trong khi nền kinh tế phục hồi chạm

Lạm phát tiếp tục mức cao ở mức 11,75% và không đạt được mục tiêu kềm chế mức lạm phát ở mức 5%

Lãi suất huy động tiếp tục giữ mức 11,5%/năm, với lãi suất cơ bản tăng từ 8% từ tháng 6 lên 9% vào cuối năm

Trong năm thì nhiều dự án đầu tư công lớn được thi công như: tuyến Nội Bài - Lào Cai, tuyến cao tốc TPHCM Long Thành Dầu Giây, đặc biệt là tuyến TPHCM - Trung Lương đã được thông xe vào tháng 2 năm 2010.

Mặc dù GDP tăng ở mức 6,78% nhưng lạm phát lại tăng lên mức 2 con số ở mức 11,75%. Cung tiền tăng mạnh trong đầu năm 2010, đến cuối năm do lạm phát tăng cao thì NHNN bắt đầu cps những dấu hiệu thắt chặt tín dụng. Lãi suất cơ bản ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và điều chỉnh lên 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,2% từ cuối năm 2009 lên 2,5% vào cuối năm 2010, đặc biệt là khoản nợ của Vinashin nếu được tính vào thì nợ xấu của toàn hệ thống sẽ nhảy lên mức 3,2%

Diễn biến của thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoán Mỹ đi lên khi Mỹ tiếp tục thực hiện gói nới lỏng định lượng thứ 2 trị giá 600 tỷ đô nhằm mua trái phiếu dài hạn của Chính phủ Mỹ trong vòng 8 tháng. DJ tăng 11% trong năm 2010

Thị trường chứng khoán Châu Âu cũng tăng mạnh với chỉ số DAX tăng hơn 14% FTSE 100 tăng 9% bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công nhờ chính sách duy trì lãi suất thấp.

Chính phủ Trung Quốc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ kèm theo các biện pháp nhằm ngăn chặn bong bóng bất động sản có thể vỡ. Chỉ số Shanghai giảm hơn 10% trong năm. Nikkei 225 cũng giảm gần 3% do việc đồng Yên mạnh hơn so với đồng USD.

Diễn biến thị trường trong năm 2010 vẫn chủ đạo là đi ngang

Giai đoạn 5 tháng đầu năm: do tình hình lạm phát phức tạp, chi phí vay vốn cao nên nhà đầu tư cũng thận trọng trong việc giải ngân. Có một điểm tích cực là khối ngoại vẫn mua ròng. Đến tháng 5 thì thị trường bị sụt giảm mạnh, một phần do tình hình thế giới khá bất ổn bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, nền kinh tế chậm phục hồi, cũng như lo ngại bong bóng bđs ở Trung Quốc.

Đến tháng 7 thị trường nhận Thông tư 13, liên quan đến tăng tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại từ 8 lên 9%, nguy cơ phá sản của Vinashin thị trường lao về mức 430đ.

Giai đoạn phục hồi cuối năm: nhà đầu tư còn thận trọng, khối ngoại mua ròng vơi giá trị kỷ lục

Dòng vốn huy động của các doanh nghiệp năm 2010 tăng rất mạnh so với năm 2009. Một điểm đáng chú ý là dòng vốn huy dộng đã đổ mạnh vào BĐS

Ngành BĐS năm 2010 nóng nhờ chính sách kích cầu, tuy nhiên việc nóng lên này chỉ xoay quanh các dự án, chứ chưa có xu hướng rõ ràng, giá thuê văn phòng giảm, nhưng vẫn ế ẩm. Nhóm bđs bán lẻ là điểm sáng trên thị trường giai đoạn này do việc tiêu dùng của người dân tăng nhanh chóng. Tuy nhiên với hàng loạt quy định nhằm giảm thiểu bong bóng, mặt bằng lãi suất cao,tín dụng vào bđs bị bóp lại nen hầu hết doanh nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm vốn để triển khai dự án.

Tuy nhiên sau năm 2010 nóng lên thì trước áp lực lạm phát năm 2011 nhiều cổ phiếu BĐS đã tiếp đà đi xuống nhường ngôi cho nhóm ngành khác

Khôi Nguyễn HS tổng hợp nguồn Lê Hoài Ân và một số nguồn khác

#khoinguyenhs #tuduydautu



Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 3)

Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 3)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2011 Thời của Lạm Phát

Tình hình vĩ mô:

Kinh tế tăng trưởng 5,89%, bắt đầu có khởi sắc. Với chính sách tài khóa và tiền tệ ở những năm trước để phục hồi nền kinh tế đã dẫn đến lạm phát cao cũng như giảm giá trị của tiền đồng. Vì thế Chính phủ đã siết lại cung tiền, làm giảm tăng trưởng tín dụng. Đầu tư công tăng 6.7% so với năm 2010 với các dự án lớn: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt Cát Linh - Hà Đông..

Lạm phát tăng mạnh lên mức 18,13% so với năm trước, gây áp lực lên kinh tế vĩ mô. Năm 2011 mặc dù tiền bơm mạnh trong năm nhưng lượng tiền đó không tạo được đột phá mà còn tạo sức ép lớn lên lạm phát. Tiền được bơm ra không phục vụ được nhiều sản xuất kinh doanh mà thiên về đầu cơ. Trong năm thì các mặt hàng bị lạm phát cao nhất là lương thực, khi bị ảnh hưởng của bão số 2 cũng như cung tiền mạnh năm trước.

Từ đầu quý 4 lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng lên đến 16%/năm. Lãi suất cao đã ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động sản xuất kinh doanh.

Diễn biến thị trường chứng khoán:

Những bất ổn về kinh tế chính trị và nợ công cũng như thiên tai đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường thế giới.

Chỉ số chính của mỹ như DJ, S&P 500 đều trong xu hướng đi ngang.

Châu Âu thì tiêu cực hơn khi các chỉ số đều giảm mạnh

Ở Châu Á thì Nhật bản giảm 17%, TQ thắt chặn tính dụng và đầu tư nhằm ngăn nguy cơ bong bóng BĐS và kinh tế dẫn đến chỉ số Shanghai mất hơn 20% giá trị.

Thị trường Việt Nam năm nay cũng trong xu hướng giảm, chứng kiến mức giảm 27,46%:

+ Giai đoạn 2 quý đầu năm: thị trường có những phiên giảm mạnh dẫn đến từ kinh tế vĩ mô khi lạm phát bắt đầu tăng mạnh. Thị trường có những phiên giảm điểm mạnh, dưới sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt. Vào ngày 09/02/2011 đã thiết lập mức đỉnh. Tuy nhiên sau đó đến tháng 5 đã giảm 26%. Thanh khoản bắt đầu teo tóp. Giai đoạn cuối tháng 5 thị trường chạm hỗ trợ 386 điểm và dòng tiền bắt đáy vào cuộc giúp thị trường hồi phục hơn 16%.

+ Giai đoạn quý 3 đến cuối năm: thị trường có đợt tăng ngắn. Mặc dù tin xấu liên tục được bơm ra, nhưng dòng tiền đầu cơ đã trở lại, Vnindex đã có nhịp tăng mạnh gần 22%. Tuy nhiên sau đó lại giảm mạnh. Dòng tiền khối ngoại cũng tháo chạy khỏi thị trường làm áp lực tiếp tục lên thị trường. Chính phủ đẩy mạnh thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát, làm chi phí vay vốn cao khiến doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc huy động vốn và đầu tư.

+ Ngành BĐS trong năm 2011 diễn ra khá ảm đạm, do chính sách thắ chặt tín dụng dẫn đến việc huy động của các doanh nghiệp BĐS niêm yết bị ảnh hưởng đẫn đến hoạt động huy động vốn của nhóm này sụt giảm mạnh.

+ Nhóm ngành thực phẩm là nhóm có điểm sáng trong năm khi có mức huy động cao trong năm do việc kinh doanh vẫn duy trì tốt, và hưởng lợi từ xu hướng tăng trưởng tiêu dùng của người dân


Sơ lược thị trường tài chính khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những năm sau đó (Phần 4)

Warrent Buffet từng nói:

"Trong thế giới kinh doanh, gương chiếu hậu là luôn luôn rõ ràng hơn so với kính chắn gió," Buffett châm biếm. Tất nhiên, điều này cũng đúng trong mọi khía cạnh khác của cuộc sống của bạn. Hãy ngừng tập trung chiếc gương chiếu hậu, tuy nhiên đó là sau khi bạn đã thu thập được những bài học cần thiết từ nó. Vì vậy mình xin tổng hợp lại những ý chính về khủng hoảng năm ấy để nhìn về khủng hoảng hiện nay để mọi người có thêm góc nhìn

**** Năm 2012 Vĩ Mô Tạo Đáy

Kể từ sau khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra năm 2008, đa phần các nước đều chật vật với mức tăng trưởng thấp, nền kinh tế TQ ghi nhận mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999, vấn đề BĐS cũng nổi cộm. Về Nhật Bản thì do phải hứng chịu trận sóng thần năm 2011 nền kinh tế này cũng ghi nhận mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên chỉ số MSCI toàn cầu tăng hơn 16% so với mức giảm 6,9% năm 2011.

Còn về Mỹ, ở quý đầu năm 2012 có sự tăng trưởng khá mạnh khi chỉ số S&P tăng hơn 12%. Tuy nhiên vấn đề khủng hoảng nợ công cũng gây áp lực lên nền kinh tế Mỹ và cả Châu Âu gây ra những đợt sụt giảm mạnh trong quý 2. Nhưng nhìn chung cả năm nhờ gói kích thích kinh tế từ FED và ngân hàng trung ương Châu Âu đã giúp tổng thể năm 2012 thị trường hồi phục lại khá tốt so với năm 2011

Các nền kinh tế Châu Á cũng nối bước chính sách nới lỏng của Châu Âu và Mỹ nên nhìn chung đều có mức tăng tốt ngoại trừ Shanghai

Về thị trường Việt Nam: quý 1 cũng là 1 quý tăng trưởng ấn tượng với mức tăng hơn 40% so với đầu năm. Tuy nhiên kể từ khi TQ in hình lưỡi bò lên hộ chiếu thì thị trường nhìn chung là đi xuống, sau đo đến Bầu Kiên bị bắt lại tiếp tục gây ra một áp lực lớn lên thị trường chứng khoán. Cho đến khi nhà nước đưa ra các chính sách để giải quyết nợ xấu của các ngân hàng và giải cứu BĐS thì tình hình bắt đầu ấm lên, nhưng đã về cuối năm. Cũng trong năm này VN30index và HNXindex ra đời

Trong năm kinh tế khó khăn này ngành điện đã vượt lên mạnh mẽ, nhóm ngành bán lẽ đã thoái lui do sức mua tiêu dùng yếu đi


Khôi Nguyễn HS tổng hợp từ nhiều nguồn

#khoinguyenhs #tuduydautu




Đầu tư và câu chuyện qua đường ở Sài Gòn

Ngày xưa khi tôi mới lên Sài Gòn. Tôi vừa đi học vừa bán cafe dạo ở đường Cộng Hòa Sài Gòn. Ngày đấy lúc còn là cậu sinh viên từ dưới quê lên tôi rất ngạc nhiên vì đường phố SG quá đông đúc. Ở dưới quê tôi chỉ cần nhìn trái, nhìn phải không có xe thì qua đường thôi. Nhưng khi lên SG đi trên con đường đông đúc, kẹt xe vào hạng nặng đấy. Tôi thấy việc qua đường không còn giống như khi ở quê.
Tôi thấy có nhiều trường hợp nhiều Ninja băng qua đường từ sát làn bên phải, đâm ngang qua, sau đó đa phần kết quả là bị chửi, thậm chí gây tai nạn.
Sau nhiều lần quan sát và rút kinh nghiệm tôi qua đường theo cách: lúc chạy gần đến nút giao qua đường để đi theo chiều ngược lại. Tôi quan sát trước sau đó tôi bắt đầu đá xi nhan, sau đó vừa chạy thẳng mà vừa chạy xéo dần về bên trái, xuôi theo chiều dòng xe đến ngã rẻ thì quay đầu, như vậy sẽ an toàn. Vì tôi biết đâm ngang thì nguy hiểm, lớ mớ nó bem cho 1 phát thì mệt.
Trong chứng khoán cũng thế: nhiều lần hệ thống báo đỉnh nhưng thị trường vẫn có thể tăng thêm 1 2 tuần có nhiều đoạn là 3 tuần 4 tuần. Nhưng chủ yếu là phân phối là chính. Đánh không ăn nhiều. Nhưng cổ mạnh sẽ chạy đoạn cuối trước khi rớt. Nên khi tạo đỉnh không bán ngay. Mà chia lệnh bán vài lần bull sau đó đến khi hết hàng. Đáy cũng thế. Mua dần, nhưng không chia tiền làm quá nhiều lần. Thị trường tạo đáy có đoạn tăng ngay nhưng có đoạn cũng giảm thêm 5 10% gì đấy nữa vì dòng tiền cắt lỗ ồ ạt như dòng xe, chúng ta không thể thọc gậy bánh xe được. Vì vậy khi đáy chia tiền ra để giải ngân.
Để biết đâu là ngã rẽ của thị trường thì cần có hệ thống để xác định. Dựa vào hệ thống sẽ biết được khi nào bắt đầu Đá Xi Nhan và lúc nào cần Quay Xe hợp lý

Còn bạn bạn cũng có thể dựa vào tín hiệu của bạn để xác định. Đừng tìm kiếm 1 chỉ báo 100% vì không có đâu. Nhưng chỉ cần 70% trở lênBạn Phải Kỹ Luật  thì bạn cũng sẽ có thành công. Tôi tin là như vậy.

Thân ái

#khoinguyenhs #tuduydautu

Tư Duy Đầu Tư

LÀM ĐẸP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Một số công ty sẽ làm đẹp theo kiểu ( với công ty lõm. thì làm đẹp bằng cách là tăng khoản vay, tăng các khoản phải thu, nói chung là đòn bẩy... làm tiền đề cho việc đẩy mạnh doanh thu. Còn công ty tốt  thì khoản vay, khoản tài sản không an toàn như phải thu, dở dang... rất ít và gần như là không có, song song đó LN tăng rất manh, cũng như doanh thu bùng nổ)

Dạng CP dùng đòn bẫy và TS rủi ro để tăng doanh thu lợi nhuận. mặc dù sẽ tăng rất mạnh, rất mạnh. Kiểu đó thì ăn đó mất đó. Phải nhanh và quyết liệt cũng như nắm được thông tin nội bộ. Còn đánh theo chart thì vào lúc đoạn đầu được thì ở đó. Còn chờ tăng 100% mới vào full thì xác định… tèo em.

Những điều cần lưu ý thường là:

1. Nợ ngân hàng. Nợ mà gấp đôi vốn chủ thì xem như làm đã đời rồi đi lấy tiền mình làm ra trả cho thăng chủ nợ rồi, bầm mo xé mo

2. Phải thu tăng mạnh. Doanh nghiệp vì muốn tăng doanh thu, phải chấp nhận đẩy phải thu tăng để dễ bán được hàng. Khi mà kinh tế có gì bất ổn, thì phải thu trở thành gánh nặng. Bị giựt luôn là xác định mất

3. Khoản đầu tư chứng khoán tăng mạnh, mấy thằng này khả năng đánh CK của công ty mình luôn. Thà đánh lén. Vì ai mà k tham tiền. Chủ doanh nghiệp có đạo đức xíu thì họ sẽ nhờ người ngoài trade thôi. kiếm cơm gạo. Còn mà lấy thẳng tiền công ty trade thì rủi ro lớn.

4. Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết: cái này phải xem rõ xem kỹ, đầu tư vào thằng nào. Đầu tư vào công ty hỗ trợ thì ok, nếu nắm toàn bổ cổ phần công ty con thì sẽ đảm bảo hơn, còn ví dụ bán kẹo, mà đầu tư vào sắt thép thì cũng k tốt. 1 nghề cho chín còn hơn chín nghề

5. Khoản phải trả: - phải trả cho người bán là thì cũng tạm gọi là tốt, vì đang chiếm dụng vốn của người bán -Còn phải trả ngắn hạn khác thì không tốt. Mình đầu biết khác đó là khác cái gì đâu - TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH. CÁI GÌ KHÁC LÀ CÁI ĐÓ PHẢI SOI KỸ. SOI KHÔNG RA, HOẶC TO BẤT THƯỜNG thì KHÔNG CHƠI NÓ LUÔN

6. Tồn kho - Tồn kho sẽ liên quan đến vòng quay, nếu tồn kho lớn, mà vòng quay doanh thu không cao, doanh nghiệp đang ùn ứ, bán không được. Bán không được mà kèm theo vay ngân hàng thì chuẩn bị bị ngân hàng SIẾT NỢ. Tồn kho tăng bất thường thì nên nhớ tới TTF

- Tóm lại thế này: BCTC có 3 phần Kết quả kinh doanh, phần cân đối kế toán, và phần lưu chuyển tiền tệ

ĐỌC CÂN ĐỐI KẾ TOÁN để biết tình hình cơ thể, nội tạng có bệnh hay không

ĐỌC KẾT QUẢ KINH DOANH để xem có lớn nổi không, phát triển được không, giá tăng nhờ phần nhiều vào cái này

ĐỌC LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ để check xem 2 thằng trên có khớp hay không

Trên đây là tóm tắt sơ lược nhìn bệnh của doanh nghiệp.

Chúc mọi người thành công!

#Khoinguyenhs #tuduydautu


Những kinh nghiệm mà bản thân tôi tự rút ra

Số tiền mà bạn có chính là số tiền trong tài khoản bạn vào cuối ngày

Không phải số tiền trong suy nghĩ của bạn vào ngày mai

Lúc mua: cổ phiếu giá tốt quá, trend ngon

Lúc lỗ: lợi nhuận tốt, vĩ mô đẹp

Kết quả: call margin 

Khái niệm vô vi trong Đạo Đức kinh thường bị hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng Làm mà như không làm, như thế có đặng không. Ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước. Vô vi nhi vô bất vi (chương 48), vô vi là hành động theo tự nhiên, là làm mà không có tâm riêng, cũng như đói thì phải ăn, khát thì phải uống.

Cũng giống như trong chứng khoán. Lúc cần mua thì mua mà bán thì bán. Nhưng muốn làm được phải hiểu rõ bản chất vấn đề. Chứ mình còn không tin mình thì không thể làm một cách nhất quán được. Tôi vẫn làm những gì mình cần làm follow theo hệ thống vì tôi tin và hiểu hệ thống của mình.

#khoinguyenhs #tuduydautu Tư duy đầu tư


Câu chuyện chú ếch 

Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi.

Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó, vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi.

Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước





Trader càng trade càng đơ

Có những lúc thị trường rất thuận lợi chỉ cần đỏ mua là lại có giá xanh để bán đó là lúc bạn đang ở sườn bên trái của ngọn núi. Nhưng có những lúc bạn cũng làm như thế đỏ mua chờ xanh bán, nhưng giá xanh lại bé hơn giá lúc bạn mua đỏ, bạn mua 3 mã 2 mã như thế 1 mã có ăn tí ti không đủ bù lỗ. Lúc đó bạn nên cảnh giác lại tự nghĩ xem mình có đang ở bên sườn bên phải của quả đồi không.
Thị trường luôn cho ta cơ hội và niềm tin trong uptrend nhưng chính thị trường cũng lấy đi những thứ đó từ ta.
Thị trường đang tăng giảm đùng 1 phát, nhưng thường những cú tát đau như vậy người ta sẽ còn đủ tỉnh táo để cảm thấy rằng "Nó Đau". Nhưng có những lúc cơn đau dai dẳng, tôi gọi nó là thị trường bò tùng xẻo, mỗi một ngày nó xẻo một miếng nỗi đau nó đau đấy nhưng nó xẻo từng miếng nhỏ hoặc tát những "Cú Tát Yêu" à thì yêu đấy, nhưng đó có phải là yêu không? Những cú tát yêu đấy làm cho chúng ta quen dần với việc lõm nhẹ lõm nhẹ, dần dần chúng ta bị đơ cảm xúc, 3 cú tát chỉ cần một nụ hôn chúng ta lại quên đi những cú tát ấy... Đấy là thị trường tàn sát nhất... Nó nhấn chìm từ từ chiếc thuyền đầu tư, những đồng vốn còi cọc bị lấy dần đi trong khi hi vọng để Gỡ mỗi ngày mỗi lớn, mỗi lần tài khoản bị bào mòn, thì nhà đầu tư lại càng muốn gấp thếp đề bù lỗ, và cứ thế đến khi khoản lỗ ngày càng to, thì thị trường dùng cú Nockout!!!! lúc đấy tài khoản gượng không nổi nữa mà sự lo lắng dâng trào, thị trường lại bồi thêm nhiều cú như thế nữa, đến khi tá hỏa tài khoản đã bay quá nhiều thì lúc đó Nỗi sợ dâng trào không kềm chế và bán ra nó lại hồi, nhưng hồi lại nghĩ là đáy mua vào nó lại làm vài lần như thế đến khi hoàn toàn mất niềm tin thì đó là Đáy

Vì vậy hãy cố gắng nhận ra đâu là phía bên kia của sườn đồi, và đâu mới là WASHOUT thật sự để không bị tình trạng càng Trade càng Đơ.....


Sai lầm lớn nhất của Druckenmiller.

Sai lầm lớn nhất của Druckenmiller.


- Short 200 triệu CP công nghệ, tuy nhiên deal này cắt lỗ, bay 600 triệu đô. Lý do short cơ bản khi thấy có quá nhiều con PE trên 100 lần. ( Nếu chơi bài này vừa rồi đi short cp BĐS, cp thua lỗ VN và cả Mỹ thì đều banh xác).

- Nhưng đã đen thì không bao giờ dừng lại đơn giản vậy, Cụ lại quay ra nghĩ bọn này lên tiếp, nên bỏ qua mọi quy tắc, múc vào 6 tỷ đô hàng công nghệ.  Và dưới đây là tâm sự của cụ về việc này "Tôi đã mua 6 tỷ đô cổ phiếu công nghệ và trong sáu tuần, tôi đã mất 3 tỷ đô la. Bạn hỏi tôi rằng tôi đã học được gì? Tôi không học được gì cả , tôi đã học nó từ 25 năm trước." Đây là giây phút Druckenmiller bị cảm xúc chi phối và xuống tiền vì FOMO.

Như vậy, đây có thể được xem là 1 cú sai lầm kinh điển khi Cú đầu sai, cắt lỗ, và sau đó làm ngược lại, tiếp tục sai.

Druckenmiller hiện có tài sản cá nhân khoảng 6.8 tỷ đô.

Ông là huyền thoại với tỷ suất sinh lợi bình quân 30%/ năm và chưa có năm nào thua lỗ.


Xác định ngày bùng nổ theo đà

Khi thị trường ở vùng đáy đi lên. Chúng ta cần có thêm ngày bùng nổ theo đà để confirm uptrend quay về!

1. Ngày Bùng nổ theo đà là gì?

Theo William O’Neil, khi thị trường đang ở trong xu hướng giảm, để xác nhận thị trường ngừng rơi và cho sóng tăng trở lại, chúng ta sẽ đợi tín hiệu Bùng nổ theo đà, bởi không một xu hướng tăng nào bắt đầu mà không có sự xuất hiện của Ngày bùng nổ theo đà.

Sau đợt giảm mạnh đầu tiên từ đỉnh, theo dõi các đợt “Nỗ lực hồi phục” xuất hiện trong xu hướng giảm và đợi “Ngày bùng nổ theo đà" (Follow Through Day).

2.Cách quan sát hành động giá của chỉ số thị trường để xác định ngày Bùng nổ theo đà

Bước 1: Quan sát Đáy mới và phiên ngừng rơi.

Khi thị trường đang ở trong xu hướng giảm và liên tục phá đáy, hãy đứng ngoài và theo dõi sát sao vì tín hiệu ngừng rơi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Bước 2: Tìm kiếm ngày Nỗ lực hồi phục (Rally Attempt).

Khi thị trường tạo đáy mới xong, hãy tìm một ngày thị trường chung đóng cửa tăng giá. Hoặc nếu mở cửa, thị trường giảm giá nhưng cuối phiên kéo lên và đóng trên 50% biên độ dao động cũng chấp nhận.

Đánh dấu đây là ngày số 1.

Bước 3: Đợi Ngày Bùng nổ theo đà (Follow Through Day).

Ở ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ phiên Nỗ lực phục hồi, thị trường có thể xuất hiện phiên FTD. Đó là một phiên mà:

+ Chỉ số bật tăng mạnh ở mức 1 - 2%, cùng khối lượng lớn hơn phiên trước đó.

+ Phải là một phiên bùng nổ, mạnh mẽ, dòng tiền lan tỏa khắp các mã và nhóm ngành.

Điều này sẽ xác định 70% khả năng thị trường tạo đáy và sẽ cho một sóng tăng.

Chú ý: Một số trường hợp, thị trường có thể xuất hiện ngày Ngày bùng nổ theo đà vào ngày thứ 10. Để biết Ngày bùng nổ theo đà có thành công hay không, ta sẽ quan sát trong 4 - 5 phiên sau Ngày bùng nổ theo đà liệu có phiên phân phối nào (phiên thị trường giảm hơn 1%) hay không. Nếu có: Khả năng Ngày bùng nổ theo đà đã thất bại.

#khoinguyenhs #tuduydautu



Khó thay hai chữ đầu tư

Đôi khi HI VỌNG lại thành nỗi đau

Khó thay hai chữ đầu tư

Đôi khi HI VỌNG lại thành nỗi đau

- Với 1 nhà đầu cơ giá trị. Thời gian đầu cơ có thể là 1 tuần 1 quý, hay một năm. Tùy vào phương pháp. Tuy nhiên có nhiều nhà đầu cơ ngộ nhận việc đầu tư và đầu cơ. Việc này xảy ra nhan nhản, phải nói là rất nhiều.

- Bài viết này tôi tập trung nói đến sai lầm về sự hi vọng trong tuyệt vọng của một nhà đầu cơ

- 95% con người trên thị trường này đều là nhà đầu cơ. Và tỷ lệ thắng trên thị trường này cũng tương ứng là 5%. Tuy nhiên không phải 5% đấy thắng nhờ đầu tư. Nhưng họ thắng là nhờ họ hiểu việc họ đang làm và tuân thủ những nguyên tắc mà họ đặt ra.

- Sau đây tôi sẽ nói về vấn đề hi vọng của một nhà đầu tư:

+ Đa phần tâm lý nhà đầu cơ rất sợ cổ phiếu tăng giá quá mạnh, nhưng lại rất can đảm nắm giữ chặt cổ phiếu đang trên đà giảm giá. Một sự thật rất là phũ phàng rằng

CỔ PHIẾU TỐT SẼ TIẾP TỤC TỐT ĐẾN KHI NÓ XẤU

CỔ PHIẾU XẤU SẼ TIẾP TỤC XẤU CHO ĐẾN KHI NÓ TỐT

+ Một sự thật rằng không ai có thể thực sự hiểu doanh nghiệp bằng chính chủ doanh nghiệp

+ Một sự thật tiếp theo rằng không ai có thể lường trước được những rủi ro ngắn hạn và chu kỳ giảm ngắn hạn của một cổ phiếu tăng dài hạn. Chu kỳ giảm có thể tính bằng ngày, nhưng có thể là tuần có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm.

+ Đừng tự lừa dối chính bản thân rằng doanh nghiệp bạn nắm giữ là một doanh nghiệp cực kỳ tốt rồi nó sẽ lên lại. Ờ nếu nó tốt thật thì nó sẽ lên lại. Nhưng bao lâu. 1 tháng 1 quý hay 1 năm.

+ Một sai lầm mà không ai nói cho bạn biết rằng. Những nhà đầu tư vĩ đại họ có một vị thế an toàn với số cổ phiếu họ có. Những nhà đầu tư vĩ đại mua một cổ phiếu tốt khi giá rẻ hơn giá trị thực, nói chung là khi nó chưa tăng. Hoặc trong lúc nó gặp khủng hoảng tạm thời khi đó giá cổ phiếu giảm về mức an toàn.

+ Còn giá trị thực là gì? Tôi xin nói mạn phép là éo thể nào biết được. Tất cả chỉ mang tính tương đối. Xin nhắc lại đó là tính tương đối. Nếu tính được thì tất cả những người học CFA đều giàu cả nhờ đầu tư rồi.

+ Tất cả mọi người đều mang trong mình hi vọng, niềm kiêu hãnh rằng CP mình nắm giữ là cổ phiếu tốt. Cực tốt abcd. Nếu biết nó xấu xa bỉ ổi thì chả mua vào làm gì!. Vâng chính sự hi vọng đó sẽ giết chết nhà đầu cơ. Lúc thị trường xấu, cổ phiếu họ nắm giữ đang trên đà đi xuống, họ bắt đầu hi vọng, ok điều đó không hẳn là xấu nhưng sai làm chết người là vị thế. Có thể họ kẹp ngay đúng đỉnh, chết hơn nữa là kẹp có margin. Lúc cổ phiếu xuống hả hê thì tiền đâu tiền đâu mà mua vào để giảm vị thế về giá. Sự tự tin thái quá trong trạng thái vị thế rủi ro là điều nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp bán đúng đáy là vì vị thế quá cao ôm đến khi giảm hả hê, công ty chứng khoán bắt bán và thế là bán ngay đáy.

+ Đúng là đầu tư cũng cần hi vọng nhưng lúc nào bạn cũng cần chuẩn bị 1 phương án là hạ vị thế khi có những dấu hiệu xấu của thị trường. Khi thị trường xấu tất cả cổ phiếu đều bị ảnh hưởng chỉ là ít hay nhiều. Khi đó là khi nước rút sẽ biết ai mặc quần không? Nếu chẳng may bạn đang nắm phải 1 CP không mặc quần thì làm gì có đáy trong khi tài khoản bạn đang giữ full kịch kim cổ phiếu thì ôi thôi, một sự tai họa. Bất kỳ lúc nào bạn phải luôn trong tình trang sẵn sàng với những sự kiện xấu.

NẾU BẠN CÓ HÀNG TRĂM TỶ BẠN CÓ THỂ KHÔNG PHẢI TRONG NHÓM ĐẦU CƠ TÔI NÓI ĐẾN. NHƯNG NẾU DƯỚI SỐ TIỀN ĐÓ THÌ 80 90% BẠN LÀ MỘT NHÀ ĐẦU CƠ. NẾU VỊ THẾ BẠN MUA QUÁ CAO THÌ ĐÓ CŨNG CHÍNH LÀ YẾU TỐ DẪN ĐẾN VIỆC BẠN LÀ NHÀ ĐẦU CƠ.

=> Đặc biệt cái nữa là không để giá vốn lớn quá. Chỉ mua khi có biên an toàn. Mọi người để ý Buffet thành công với deal Cocacola giờ ai cũng nói nó tốt. Rồi doanh nghiệp tự động tạo ra lãi abcd xyz. NHƯNG bản chất là ổng đâu có mua thêm cocacola nhiều như gần như k có mà ổng đi mua Apple rồi một số CP khác, vì nếu giờ ổng lấy 100 tỷ mua thằng cocacola thì vị thế ổng sẽ khác, vị thế an toàn có thể tự nhiên mất đi mà áp lực lại lớn, giờ thì coca nó có giảm 20 30% từ đỉnh ổng vẫn rung đùi.

Bài viết này khá chung chung tuy nhiên đây là vài dòng ý nghĩ lộn xộn của tôi lúc cuối tuần muốn chia sẻ. Tuy nhiên ai đã từng trải ở thị trường nhiều năm đọc sẽ hiểu và cảm nhận

Khôi Nguyễn HS - Tư Duy Đầu Tư

#khoinguyenhs #tuduydautu



Vì sao trong chứng khoán không có thần đồng?



Chứng khoán là một ngành kỳ lạ. Ngay cả những nhân vật thông minh nhất, kiến thức nhiều nhất thế giới vẫn có thể thất bại tại đây.

- Không phải cứ IQ cao là thắng

Isaac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học… nổi tiếng người Anh. Nếu người viết nói ông A, ông B... là thiên tài thì có thể bị phản bác ngay nhưng nếu nói Newton là thiên tài thì cấm cãi. Đây là một trong số rất ít các thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử.

Nếu bạn nghĩ các thiên tài có thể vào thị trường chứng khoán rồi ung dung dùng trí tuệ siêu việt của mình để lấy tiền của thiên hạ thì thật sai lầm. Newton lỗ đến hơn 90% khi đầu tư chứng khoán. Ngẫm lại về thất bại này, Newton đã từng nói một câu nổi tiếng: "Tôi có thể tính được chuyển động của các thiên thể nhưng không thể đo được sự điên rồ của con người”.

Không chỉ có Newton mà ngay cả các thiên tài đoạt giải Nobel Kinh tế như Robert Merton, Myron Scholes cũng không thoát khỏi thua lỗ nặng khi tham gia đầu tư. Đầu tư chứng khoán không phải là làm toán vì có rất nhiều biến số không tính toán trước được. Nếu không cẩn thận, các rủi ro bất thường có thể xuất hiện bất cứ lúc nào để cướp đi thành quả lợi nhuận của bạn.

- Có phải kiến thức nhiều, học vị cao sẽ luôn thắng?

Nếu thực sự như vậy thì các giáo sư, tiến sỹ đã sớm thành đại gia chứng khoán cả rồi. Không phải cứ dùng nhiều chỉ báo là sẽ phân tích kỹ thuật hiệu quả. Không phải cứ xài ELWAVE, Advanced GET là sẽ thành chuyên gia về sóng Elliott. Có khối người học hết cả chục lớp về phân tích kỹ thuật lẫn phân tích cơ bản mà vẫn lỗ chổng vó.

IBM đã chế ra siêu máy tính Deep Blue để đánh thắng đại kiện tướng cờ vua Garry Kimovich Kasparov. Google cũng đã chế ra siêu máy tính AlphaGo để đánh thắng đại kiện tướng cờ vây Ke Jie. Nhưng có vẻ chưa có siêu máy tính nào đánh thắng được các huyền thoại ở Wall Street. Quá khó để làm điều ko tưởng này . Vậy thì nhà đầu tư phải làm thế nào mới có thể chiến thắng trên thị trường?

- Chứng khoán coi trọng kinh nghiệm nên ít gặp thần đồng

Theo cách hiểu chung của xã hội thì thần đồng là một người nhỏ tuổi nhưng đã phát triển một hoặc nhiều kĩ năng vượt xa so với mức chuẩn ở tuổi đó. Một thần đồng thường là một trẻ em hoặc ít nhất cũng nhỏ hơn 18 tuổi, thể hiện được trình độ của một người trưởng thành được đào tạo bài bản trong một lĩnh vực nào đó.

Bạn có bao giờ tự hỏi: "Tại sao trong chứng khoán hiếm khi thấy thần đồng?". Thần đồng toán học thấy khá nhiều, thần đồng tin học cũng không ít, thần đồng tiếng Anh lại càng nhiều như nấm sau mưa. Tuy nhiên, thần đồng chứng khoán thì hầu như không nghe nói. Đến ngay như John Arnold được coi là trẻ nhất mà cũng phải qua 30 tuổi mới có danh tiếng và thành tỷ phú được. Điều này cho thấy chứng khoán coi trọng kinh nghiệm và khả năng bình tĩnh trong những đợt biến động mạnh của thị trường.

Một cậu bé 8 tuổi có thể ung dung ngồi giải một bài toán khó trong vài phút, có thể nhàn nhã viết hàng trăm đoạn code trong vài giờ, có thể học hết cả ngàn từ tiếng Anh trong vài ngày… nhưng có khi lại hoảng loạn vì bị bố mẹ cắt tiền tiêu vặt chứ chưa nói là mất hàng tỉ đồng trên thị trường. Đụng đến cơm áo gạo tiền thì đừng nói thằng nhóc 8 tuổi đến ông già 80 tuổi cũng có thể hoảng lên nữa là. Chẳng phải hồi bao cấp vẫn hay có câu nói “Mặt buồn như mất sổ gạo” đấy sao.

Không có trải nghiệm thì sẽ không thể bình tĩnh. Sự bình tĩnh này không thể mới sinh ra trong vài năm mà có được nên không có thần đồng cũng phải thôi.

- Sự kiên trì là rất quan trọng

Những quan điểm liều mạng theo kiểu “Lợn chết thì sợ gì nước sôi, tay trắng thì sợ gì phá sản” hay “Liều thì ăn nhiều” là vô cùng nguy hiểm. Lúc nghèo hèn, tài khoản vài chục triệu thì còn xài được chứ làm ăn lớn mà vẫn suy nghĩ như thế thì dễ sập tiệm, cháy tài khoản như chơi.

Chứng khoán cũng như làm ăn đều coi trọng chữ nhẫn. Ngay cả các huyền thoại như Warren Buffett, Irving Kahn cũng phải "nhẫn" đến 35-40 năm mới trở thành tỷ phú thì nói gì đến người thường như chúng ta.

Nhà đầu tư cần kiên trì nghiên cứu để tìm ra mã cổ phiếu tốt và phải kiên trì chờ đợi để nó về mức giá hấp dẫn mà mình kỳ vọng để mua. Nhìn chung, học kiến thức nhiều là một chuyện nhưng để biến những kiến thức cơ bản, kỹ thuật, vĩ mô đó thành tiền thì nhà đầu tư cần phải hết sức kiên trì. - FILI

#tuduydautu #khoinguyenhs



Khẩu Quyết

Khẩu quyết 1: MUA QUA ĐÁY, BÁN QUA ĐỈNH

Khẩu quyết 2: KHÔNG MUA Ở KHÁNG CỰ, KHÔNG BÁN Ở HỖ TRỢ

Khẩu quyết 3: CP GIẢM, CHUẨN BỊ CHẠM GIÁ HỖ TRỢ => XEM XÉT MUA VÀO. CP TĂNG, CHUẨN BỊ CHẠM KHÁNG CỰ => XEM XÉT CHỐT LỜI (Khẩu quyết 3 ngược lại với khẩu quyết 2)

Khẩu quyết 4: BỊ KẸP LÂU NGÀY, TRƯỚC KHI OUT/CUTLOSS, NHÌN LẠI XEM CÓ SẮP BREAKOUT KO

Tư duy lựa chọn Cổ phiếu:

Mọi người cố gắng thay đổi tư duy theo hướng sau: Săn tin/săn dòng tiền => Soi ngành => Soi mã => Phân tích cơ bản => Phân tích kỹ thuật

Đừng tư duy theo lối mòn cũ, nhìn thấy mã nào đó hay hay => Phân tích kỹ thuật thấy đồ thị đẹp thì nhảy vào:

- Trong khi Phân tích cơ bản quá sơ sài, nên ko nhìn dc ra các rủi ro tiềm ẩn (Như thủy sản Hùng Vương HVG mất cân đối dòng tiền, như gỗ Trường Thành TTF khai láo hàng tồn kho…)

- Cổ phiếu tốt nhưng chưa hút đc dòng tiền => Sideway quá lâu đâm ra chán nản => Lúc quyết định cutloss để ra thì lại ko nhìn lại điểm breakout => Bán xong thì nó tăng….

Chọn Cổ phiếu trong ngành đang có sóng:

Khi các mã trong cùng 1 ngành tăng giá (sóng ngành) => F0 do hạn chế thông tin và khả năng phân tích => Sẽ có xu hướng cứ mã nào đang rẻ thì mua. Thế nên nếu hệ số cơ bản của các mã trong ngành tương đương nhau => Cứ mã nào đang rẻ ACE xúc trước. Ví dụ như hôm qua thị trường rung nhẹ, mình chọn BSI để vào, sau 2 hôm làm nhẹ nhàng 8.3%. Còn từ đầu sóng đến giờ, con AGR phi kinh nhất

Cách kiểm soát Tâm lý khi giao dịch Mua/bán:

Để kiểm soát tâm lý giao dịch, ACE nghĩ sẵn trong đầu nếu gửi tiết kiệm thì lãi vỏn vẹn đc bnhiu/tháng. Còn nếu mua đất thì mình có đủ tiền ko và chịu kẹp hàng bao lâu => Để duy trì đc trạng thái tỉnh táo khi mua/bán CK. Lợi nhuận 5-6% /ít hôm là bằng lãi suất gửi tiết kiệm 1 năm rồi. Đừng bị cuốn vào Mua đuổi, Bán tháo

Cách nhận định diễn biến của VNI ngay trong phiên:

Cách soi thị trường VNI giảm/tăng trong phiên khá ok: Họ VIC, họ MSN chiếm hơn 1/4 thị trường. Xong đến họ bank. Cuối cùng là các mã Bluechlip...=> Muốn biết VNI đi về đâu ngay trong phiên thì cứ nhìn tình hình các trụ ấy là ra. Chính xác 90%

Kinh nghiệm giao dịch Mua/bán trong phiên:

Khi giao dịch trong phiên, có bao giờ mọi người nhìn vào cái tỷ trọng của các mức giá này trước khi đặt lệnh ko. Ví dụ:

https://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-PVS-6.chn#data

Nhìn vào cái này + Nhìn vào khối lượng của bên bán/bên mua => sẽ đoán đc xu hướng tiếp theo sẽ mua đuổi/bán đuổi để vào/ra cho nó hợp lý

Kinh nghiệm Giao dịch Chiều mua:

Nó test kháng cự, qua đc rồi hay ko chưa quyết dc, mà phải xem cách nó phi qua có mạnh mẽ ko, nhìn cách vào lệnh bạn ạ. Chứ cứ mới chớm qua kháng cự mà đã phi vào => ngồi đỉnh gió mát lắm

Kinh nghiệm giao dịch Chiều bán:

Em chỉ cho mọi người 1 mẹo này, mà hầu như F0 ko biết, nên cứ hỏi chiều bán ra. Thực ra bán ra, nếu bán sai vẫn rất dễ sửa sai: Bán ra => ứng tiền (coi như T+0 rồi) => Nếu bán đúng downtrend thì cho nó hết đà giảm đi, khi nào chớm tăng thì mua lại (nếu mình vẫn thích mã cổ phiếu đó). Còn nếu mình bán ra mà nó quay đầu tăng => Mua lại luôn, chịu lỗ ít phí ra vào

Cách cơ cấu và tỷ trọng các mã Cổ phiếu trong Tài khoản:

ACE cơ cấu lại dần tài khoản, muốn thắng lớn và đánh có hiệu quả => cầm tối đa 5 mã. Cầm nhiều hơn ko hiểu rõ cổ phiếu, cầm sao tự tin đc

Mình chỉ cầm đúng 3 mã, thế nên tk của mình mới tăng trưởng vững 10-20%.tháng được

Chứ dàn trải thế kia con ăn đậm thì cầm ít, con chết đậm thì mua nhiều => khéo còn lỗ

Đặc biệt ko nên cầm 2 mã cùng 1 ngành, vì nó có sóng ngành. Đến khi 1 mã chết thì mã kia cũng thở oxi

Việc cơ cấu tỷ trọng của CP trong tk, nó quan trọng ko kém việc mua ở giá nào

Nếu như mình cầm 5 mã, thì cơ cấu sẽ như sau: 2 mã để ăn T+ có dòng tiền vào ra, 2 mã đầu tư cầm khoảng trên dưới 1 tháng ok, 1 mã độ rủi ro cao hoặc sideway 3-6 tháng nhưng có thể ăn X lần

Ví dụ cầm PLP, IDI, DRI, thì sẽ phải có MSH, TCB, MBB, HPG,SSI,VND để làm trụ. Chứ cầm IDI , PLP,DRI mà lại cầm cả ASM POM thì thôi hỏng hẳn

Các mã nó downtrend cùng 1 lúc thì nằm luôn, lấy đâu vốn quay vòng mà gỡ

Nếu cầm 5 mã => Mã rủi ro cao/Side way 3-6 tháng, nhưng ăn X lần = 10%. 2 mã T+ = 40%. 2 mã ăn ít nhưng ăn chắc 50%.

Nếu cầm 3 mã => Mã X lần =15%, mã T+ = 35%, mã ăn chắc 50%. Nhưng mình soi điểm break khá chuẩn nên thời gian chờ đợi nó ngắn. T+ với mã ăn chắc chỉ chênh nhau 10-15 ngày chờ đợi thôi



TẠI SAO NƯỚC MỸ PHẢI GREAT AGAIN VÀ ĐỒNG DOLLAR PHẢI MẠNH TRỞ LẠI - GÓC NHÌN ĐƠN GIẢN HÓA CỦA KHÔI NGUYỄN HS

TẠI SAO NƯỚC MỸ PHẢI GREAT AGAIN VÀ ĐỒNG DOLLAR PHẢI MẠNH TRỞ LẠI - GÓC NHÌN ĐƠN GIẢN HÓA CỦA KHÔI NGUYỄN HS

Đa phần mọi người đều nghe đến chiến tranh thương mại, thặng dư, nhập siêu suất siêu.... một rừng các thuật ngữ về kinh tế. Nhưng đa phần sẽ không nắm rõ một cách khái quát và đơn giản nhất nền kinh tế hoạt động như thế nào cũng như đơn giản hóa những vấn đề phức tạp.

**** Bài viết nhằm đơn giản hóa giúp mọi người dễ hiểu hơn về nền kinh tế nên sẽ có những yếu tố lược bỏ bớt****

* Giả sử tất cả các nước đều phải sản xuất và sử dụng hàng hóa đặc biệt là vàng*

Như chúng ta đã biết. Mỹ là nền kinh tế số một thế giới với GDP gần 20.000 tỷ Đô la Mỹ và tại sao lại phải là đô la Mỹ mà ít khi nhắc đến GDP bằng đô la Úc hay Hồng Kong hay TQ... đó là một trong số những vấn đề mà chúng ta tìm hiểu sau đây.

* Sau đây chúng ta sẽ khái quát nền kinh tế Mỹ, cũng như đa phần các nền kinh tế đều có chung nguyên lý

- Đầu tiên nền kinh tế có nhiệm vụ là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa

- Nền kinh tế tạo ra một lượng hàng hóa lớn do nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

- Tiếp theo đó, do dư thừa hàng hóa họ tiến đến dự trữ hàng

- Chính phủ sẽ được lập ra để giúp quản lý lượng hàng hóa dư thừa đó. Họ tập trung về cục dự trữ, chính phủ có nhiệm vụ giải quyết mâu thuẩn xã hội, cũng như điều tiết lượng hàng hóa được dự trữ. (Đa phần dự trữ ở ngân hàng trung ương bằng vàng)

- Vậy làm sao để khi giao dịch được thuận lợi mà không phải mang vác nặng nề? Tiền giấy được tạo ra. Ban đầu 1 đồng tiền sẽ được niêm yết với số lượng vàng nhất định. Khi người cầm tiền cần có thể đem tiền đổi vàng. ( sau năm 1971 Mỹ đã chơi chiêu không cho đổi tiền bạc xanh Mỹ thành vàng nữa )

-Sau đó do việc chính phủ đầu tư không hiệu quả chi tiêu mạnh hơn sản xuất nên xuất hiện lạm phát (giá cả hàng hóa tăng lên, hay nói cách khác là tiền giảm giá trị)

- Do nền kinh tế trong nước  thịnh vượng tuy là lạm phát nhưng vẫn là nền kinh tế phát triển mạnh hơn các nước còn lại, kèm theo Mỹ sản xuất nhiều hàng hóa thiết yếu mà các nước khác không thể sản suất được.

- Các nước khác đem vàng để đổi lấy đồng Dollar Mỹ vì muốn mua các hàng hóa thiết yếu từ Mỹ thì phải trả bằng đồng Dollar (Họ lấy vàng đổi dollar về, sau đó họ lại lấy dollar đi mua hàng hóa từ Mỹ). Và đa phần các nước đều giao thương với Mỹ nên đồng dollar là đồng tiền dự trữ tỷ trọng cao nhất trong các ngân hàng trung ương.

- Tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ chọn cho mình một sản phẩm họ có khả năng cạnh tranh nhất để sản xuất. ( Ví dụ TQ họ có nhân công rẻ nên họ sẽ tập trung để sản xuất công nghiệp, gia công, còn công nghệ sau này họ mới làm sau khi đã chiếm bằng một cách nào đó công nghệ. Mỹ họ lợi thế là quốc gia sáng tạo, mạnh công nghệ và các sản phẩm nhiều chất xám họ sẽ tập trung vào đó....)

**** Từ đó xuất phát ra một vấn đề lớn, chính là lượng sản phẩm được tạo ra ít dần so với tốc độ tạo ra sản phẩm từ Trung Quốc.

--Để đồng tiền của họ có giá trị thì hàng hóa thiết yếu họ phải tạo ra nhiều hơn, họ mới có nhiều tiền và xài tiền nhiều hơn, các nước khác sẽ muốn giao thương với họ nhiều hơn. Vị thế họ sẽ bị lung lay khi TQ từ nước sản xuất gia công, vốn không tạo ra tiền nhiều bằng sản phẩm mang nhiều chất xám, TQ bắt đầu chiếm công nghệ bằng cách nào đó (ai cũng biết). Từ đó xuất khẩu lại Mỹ nhiều hơn, làm giảm sức mạnh đồng tiền của Mỹ.

***** Một vấn đề nữa là Mỹ khuyến khích người dân họ tiêu tiền, để các nước muốn giao thương nhiều hơn với Mỹ. Tuy nhiên bản chất của việc tiêu tiền này không an toàn bởi vì họ vay tiền để tiêu tiền, chứ không phải trên nền tảng là tiết kiệm và tạo ra thặng dư (đa phần công việc của người Mỹ đáng ra phải làm đang ở TQ vì nhà máy họ tập trung nhiều ở đó). Đa phần người dân tạo ra ít tiền hơn nhưng lại tiêu xài nhiều hơn, rủi ro đến từ đây.

==> Và ông Trump đang làm ngược lại để lôi kéo nhà máy về Mỹ, dân Mỹ phải có công việc nhiều hơn, sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, các nước khác cũng mua hàng từ Mỹ nhiều hơn, cũng như không để bị ăn cắp công nghệ, và hạn chế chi tiền cho các hiệp ước cũng như cho các đàn em là vì vậy. Đại ca là phải cầm được cán, điều tiết cuộc chơi. Kẹt tiền quá nên ít chi cho anh em tí, nên mong anh em thông cảm đừng trách đại ca. Đó là điều ông phải làm để Mỹ GREAT AGAIN và tiếp tục làm đại ca chi phối cuộc chơi.

Khôi Nguyễn HS

#Khoinguyenhs #tuduydautu #chientranhthuongmai



Có một vấn đề mà đa phần nhà đầu tư gặp phải

- Khi thị trường giảm chúng ta liên tục tìm kiếm những thông tin hỗ trợ. Để yên tâm gồng. Năm 2018 cũng vậy đợt giảm liên tục. Đương nhiên có một số cổ phiếu vẫn tăng giá đem lại lợi nhuận. Những cổ phiếu tốt vẫn giữ giá. Nhưng đó chỉ là số ít 90% vẫn phải thuận theo thị trường chung. Chỉ có thuận theo thị trường thì mới thoải mái đỡ áp lực. Thị trường xấu thì hạ margin. Thị trường tốt thì mới dùng lại margin.

- Chỉ giao dịch ở những thời điểm xác suất cao.

Còn khi thị trường có dấu hiệu xấu và không theo kịch bản mình đặt ra thì việc tiên quyết là hạ danh mục. Dù cổ tốt có tăng lại khi uptrend đi chăng nữa nhưng nếu margin bị call thì lúc uptrend bao lâu mới huề vốn.

- Nhiều nđt lầm giữa đầu cơ và đầu tư. Khi dùng margin thì chắc chắn bạn phải là một nhà đầu cơ. Chứ dùng margin mà bạn đầu tư lâu dài, đầu tư giá trị thì chỉ còn cái nịt. Người ta nói nghèo rớt mồng tơi chứ lúc đó không còn cái mồng tơi để mà rớt.

- Cuộc đời được mấy lần 10 năm. Vì vậy việc đầu tiên bạn làm khi thị trường rủi ro và xấu dần đi là hạ danh mục margin chứ không phải là đi tìm nguyên nhân. Khi bạn tìm được nguyên nhân thì tài khoản bạn đã bay vài chục % rồi. Đương nhiên bạn vẫn có quyền ôm cổ phiếu tốt và chờ tăng giá, nhưng cổ đó phải tốt nhé thì lúc thị trường hồi còn có cầu tiềm năng vào đẩy lên.

- Lời khuyên ở đây là bạn nên thuận theo tự nhiên đừng chống lại thị trường. Lúc thị trường mới xấu chỉ có một vài điểm là xác suất cao để mua chờ bật và trade ngắn thôi. Còn đa phần giai đoạn sau đó là bò Tùng xẻo. Bạn sẽ cực kỳ áp lực, bạn sẽ lên mạng tìm thông tin, để xoa dịu nỗi đau và với lấy những niềm hy vọng cuối cùng nhưng đó là ...một sai lầm... hãy kỹ luật



5 lý do tại sao nên đầu tư vào chứng khoán Việt Nam

5 lý do tại sao nên đầu tư vào chứng khoán Việt Nam:

1. Chứng khoán có xu hướng tăng

Nhìn chung, chứng khoán Việt Nam có xu hướng tăng trong 20 năm qua. Mặc dù có những thời điểm thị trường đi xuống, những đợt pullback, nhưng nhìn chung, thị trường chứng khoán phát triển đều đặn khi Việt Nam và các nền kinh tế khác trên toàn cầu đều phát triển. Ví dụ như chỉ số đại diện cho Thị trường chứng khoán Việt Nam: VN- Index

Trong lịch sử, có rất nhiều lần thị trường biến động lên xuống nhưng thị trường nói chung đã di chuyển đi lên. Và nếu bạn mua cổ phiếu và nắm giữ chúng trong 20 năm qua, bạn đã có thể kiếm được rất nhiều lợi nhuận

Trên thực tế, chỉ 1 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu của các công ty nhỏ (được gọi là cổ phiếu vốn hóa nhỏ) vào năm 2000 sẽ có giá trị hơn 7.77 triệu đồng ngày nay! Con số 777% lợi nhuận, tương đương 38.35%/năm

Nhiều người đầu tư vào cổ phiếu với tâm thế đánh bạc, lướt sóng và thua lỗ, nhưng nếu như bạn chỉ đơn giản là đầu tư nắm giữ  vì tỷ lệ lãi có lợi theo thời gian, thị trường sẽ đi lên và sẽ dễ dàng kiếm được tiền.

2. Có thể bắt đầu với số vốn nhỏ

Nếu như bạn là một Nhà đầu tư mới  bạn đừng lo ngại về số vốn tối thiểu đàu tư. Trên sàn chứng khoán TP.HCM yêu cầu một lô tối thiểu là 100 cổ phiếu, vậy giả sử bạn muốn đầu tư một ngân hàng lớn như Ngân hàng Công thương (CTG) thì cũng chỉ cần trả gần 2,000,000 đồng (tại ngày 15/4/2020) để có thể đầu tư cổ phiếu. Con số rất nhỏ nếu so với các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, tỷ giá….

Đầu tư vào cổ phiếu là một con đường dài hạn, yêu cầu bạn cần phải kiên trì và nhẫn nại, nhưng lại cho phép bắt đầu với số vốn nhỏ. Chỉ với một vài chục ngàn mỗi ngày, tương đương với một ly cà phê vào buổi sáng, bạn đã có thể tiết kiệm một khoản nhỏ vào cuối tháng và dùng số tiền đó để đầu tư cổ phiếu. Đây là một phương pháp tiết kiệm đơn giản và một khoản đầu tư hiệu quả cho tương lai.

3. Cơ hội kiếm tiền hiệu quả

Một trong những lợi ích chính của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán là cơ hội kiếm tiền hiệu quả. Mặc cho những biến động lên xuống hằng ngày và ít cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, nhưng theo thời gian, chứng khoán có xu hướng tăng giá trị, do đó, những thương vụ đầu tư dài hạn sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Đầu tư vào các công ty ổn định, có khả năng tăng trưởng cao sẽ tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Khoản tiền nhàn rỗi không được đầu tư giống như khoản tiền chết. Qua thời gian, với tỉ lệ lạm phát trung bình 10 năm qua trên 6%, đồng tiền sẽ dần mất đi giá trị.

Nếu bạn giử tiết kiệm tại ngân hàng, bạn có thể kiếm được một khoản tiền vừa đủ để tránh lạm phát. Nhưng đó chưa phải là sự lựa chọn tuyệt nhất, với thị trường chứng khoán, bạn có thể kiếm được nhiều hơn thế.

Ví dụ, tỷ lệ lạm phát trung bình 10 năm qua ở Việt Nam là 6.2% mỗi năm. Tỷ lệ lãi suất tiết kiệm bình quân quanh 10% thì con số lợi nhuận thật là không đáng kể. Vì vậy, giá trị tiền của bạn về cơ bản chỉ là giữ nguyên.

Hãy nghĩ về nó theo cách này: Nếu số tiền tiền tiết kiệm của bạn đủ để mua một chiếc Honda mới hiện nay và bạn để số tiền đó trong két sắt, trong 30 năm nữa, với số tiền đó, bạn chỉ có thể mua một chiếc xe đạp.

Nếu đầu tư vào tiết kiệm ngân hàng sau 30 năm, bạn sẽ có thể mua một chiếc Honda đẹp hơn.

Nhưng nếu đầu tư khôn ngoan vào thị trường chứng khoán ngay bây giờ, trong 30 năm tới, bạn sẽ có thể mua được một chiếc Maserati.

4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Với một lượng tài sản lớn hoặc cần đa dạng hóa rủi ro, nhất định bàn cần đa dạng các khoản đầu tư bằng cách đầu tư vào cổ phiếu, bên cạnh trái phiếu, bất động sản và tài khoản tiết kiệm,… có thể giúp bảo vệ bạn khỏi sự biến động mạnh mẽ của thị trường tài chính. Thông thường, khi thị trường chứng khoán giảm, thị trường trái phiếu tăng và ngược lại. Điều này có nghĩa là bạn có thể kiểm soát sự biến động tốt hơn bằng cách phân bổ tiền vào nhiều thị trường khác nhau. Nói cách khác, đừng bao giờ bỏ hết số vốn vào một khoản đầu tư.

5. Sở hữu một phần công ty bạn yêu thích

Mua cổ phiếu có nghĩa là nắm giữ cổ phần của công ty mà bạn mua cổ phiếu. Do đó, việc đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng mang lại lợi ích là trở thành một trong những chủ sở hữu của một doanh nghiệp. Các cổ đông bỏ phiếu cho các thành viên hội đồng quản trị và các quyết định kinh doanh nhất định. Họ cũng nhận được báo cáo hàng năm để tìm hiểu thêm về công ty.

Hằng ngày bạn uống sữa Vinamilk (VNM), mua hàng ở thế giới di động (MWG), gửi tiền ở Vietcombank (VCB), vào Vincom xem phim...Với việc đầu tư vào các công ty này bạn đang là một phần của họ.

Vậy là chúng tôi đã giải thích cho các bạn những lý do tại sao nên đầu tư vào chứng khoán. Nếu bạn là một người yêu thích đầu tư dài hạn, hoặc đang có tiền nhàn rỗi và chưa biết đầu tư vào kênh nào, chứng khoán sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Chúc các bạn thành công! ST



Cách đọc báo cáo tài chính trong 1 phút


Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy dùng cách đọc báo cáo tài chính trong 1 phút mỗi ngày & loại những cổ phiếu không hấp dẫn ra khỏi danh mục. Sau 3 tháng, bạn sẽ có 1 danh mục vài chục cổ phiếu tốt để tự mình quyết định đầu tư.

Trong bài phỏng vấn năm 1993, khi được Adam Smith hỏi làm thể nào 1 nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tìm được cổ phiếu tốt, Warren Buffett trả lời:” hãy làm theo cách tôi đã làm từ 40 năm trước đây, đọc báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp niêm yết ở Mỹ. với 1 kho kiến thức khủng tăng theo thời gian đó sẽ giúp bạn đầu tư tốt” . Smith hỏi lại:” nhưng có đến 27 ngàn công ty?”. “Thì bắt đầu từ vần A”-Buffett trả lời.

Dĩ nhiên ngày nay tên tuổi của Buffett đã lừng lẫy & có rất nhiều doanh nghiệp tự tìm đến Ông để chia sẻ ý tưởng kinh doanh. Nhưng cách đây 50 năm thì Buffett cũng chỉ là 1 nhà đầu tư nhỏ lẻ như chúng ta và cũng phải lọ mọ đọc báo cáo tài chính để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ai cũng biết Buffett đọc rất nhiều.

Với công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, chúng ta có lợi thế hơn Buffett rất nhiều khi chỉ click chuột 1 cái là có ngay báo cáo để nghiên cứu. Số lượng doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam cũng không nhiều, vì vậy đọc hết báo cáo tài chính của tất cả doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, bạn & nhiều người khác còn phải lo cơm áo gạo tiền, chiếm trọn thời gian hàng ngày. Dù có đủ đam mê & chăm chỉ nhưng không phải ai cũng có điều kiện như Buffett để có thể ngồi đọc báo cáo tài chính 15h/ngày. Vì vậy tôi đọc lướt 1 báo cáo tài chính trong vài phút, cái nào tốt thì đánh dấu lại & tìm hiểu sâu. Báo cáo nào nhìn vô đã thấy không ưng thì không tốn thời gian nghiên cứu công ty đó nữa. Cổ phiếu đó sau này có tăng giá là nằm ngoài vòng tròn hiểu biết của mình & cũng không thấy tiếc vì điều đó.

Bạn - Nhà đầu tư chứng khoán, có khi nào bạn quan tâm tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn bỏ vốn vào để đầu tư chưa? Hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này nếu bạn đang coi mình là một Nhà Đầu Tư, một NĐT thực sự chuyên nghiệp họ biết rất rõ về doanh nghiệp đó đang kinh doanh gì, hiệu quả ra sao. Để làm sao biết được điều đó, một Start-up liệu bạn đã có thể đọc được báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà mình đang đầu tư? Nếu bạn không phải là người theo học chuyên ngành tài chính kế toán hoặc chưa tìm hiểu gì thì tôi đoán bạn hoàn toàn “mông lung” về nó.

Bạn có thể là một người thợ giỏi, một kỉ sư giỏi, thậm chí có thể bạn là một người kinh doanh thành đạt, bạn biết việc tìm hiểu tài chính, kế toán doanh nghiệp là rất quan trọng. Nhưng khi đọc về mấy cuốn sách về kế toán, tài chính và thuế thì thật ngán ngẩm vì nó quá khó hiểu. Cách giải thích dài dòng lại phải tài khoản này, tài khoản nọ khiến bạn rối tung lên. Nó không phải dành cho bạn mà dành cho những người kế toán. Bạn là Nhà Đầu Tư, bạn chỉ muốn biết đâu là những tài khoản quan trọng, nó có ý nghĩa gì và cho biết gì về doanh nghiệp mà bạn đầu tư vào. Bạn cũng cần giải thích thật ngắn gọn và đơn giản chứ không phải dài dòng và khô khan như những cuốn sách khoa học.

Tôi hiểu bạn cảm thấy như thế nào khi phải đối mặt với những bức xúc trên. Hãy quên đi những cuốn sách khô cứng về kế toán, những quyền sách dày cộp về tài chính doanh nghiệp, tôi sẽ chia sẻ với bạn những chỉ số quan trọng nhất của doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm một cách nhanh nhất.

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn đọc Báo cáo tài chính công ty – một công cụ thiết yếu để quản lý tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Với chỉ 1 phút, tôi sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?

1, Bảng Cân đối kế toán:

VCSH là phần vốn góp của các cổ đông trong doanh nghiệp. Nó còn gọi là giá trị sổ sách của doanh nghiệp. VCSH = Tổng tài sản - Nợ.

Tài sản là những gì mà doanh nghiệp sở hữu gồm tiền mặt và chứng khoán, máy móc và thiết bị, nhà xưởng và đất đai, hay bất cứ thứ gì.

Chú ý thật nhanh tới khoản phải thu, đặc biệt là phải thu khách hàng, khoản phải thu giảm so với cùng kỳ càng tốt và không được chiếm tỉ trọng quá lớn trong phần tài sản. Sau đó lướt thật nhanh tới khoản Nợ vay càng giảm so với cùng kỳ càng tốt, và không được chiếm tỉ trọng cao trong VCSH.

Các khoản nợ: gồm nợ gắn hạn và nợ dài hạn

2, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:

Trong Báo cáo KQHĐKD thì dòng đầu tiên luôn là doanh thu ( hay tổng thu nhập) sau đó là giá vốn hàng bán hoặc giá thành dịch vụ ở giữa là chi phí và cuối cùng là lợi nhuận.

Cố lượt thật nhanh tới phần doanh thu và lợi nhuận. Dừng lại và xem xét thật kĩ doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt là xem xét thêm lợi nhuận biên của doanh nghiệp nữa.

3, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ:

Và cuối cùng, hãy tìm thật nhanh tới mục lưu chuyển tiền tệ để xem dòng tiền kinh doanh trong kì của doanh nghiệp thế nào, có ổn định ko, có bị âm không.

Trên đây là những điểm mấu chốt cần hiểu nhanh khi đọc một báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy dùng cách đọc báo cáo tài chính trong 1 phút mỗi ngày & loại những cổ phiếu không hấp dẫn ra khỏi danh mục. Sau 3 tháng, bạn sẽ có 1 danh mục vài chục cổ phiếu tốt để tự mình quyết định đầu tư.



12 lưu ý

1. Hãy bảo vệ tài khoản của bạn KHI NGÀI THỊ TRƯỜNG BẢO NHƯ THẾ và ĐỪNG CHỐNG LẠI NGÀI. Bạn có thể cảm thấy thật ngu ngốc khi bán một cổ phiếu để bị lỗ - và cực kỳ xấu hổ nếu nó phục hồi. Nhưng bạn đang bảo vệ mình khỏi những mất mát tàn khốc. Sau khi bạn đã bán, vốn của bạn sẽ an toàn. Quy tắc bán 7% -8% là mức tối đa, không phải mức trung bình. Thời gian mua của bạn phù hợp và nếu thị trường đi ngược lại với bạn, mức lỗ trung bình có thể được giới hạn chỉ 3% hoặc 4%.

Một lần nữa cần lưu ý, đừng bán một cổ phiếu chiến thắng chỉ vì cổ phiếu đó giảm đi một chút.

2. Không mua cổ phiếu giá rẻ, chất lượng thấp.

3. Người ta nên tuân theo một hệ thống hoặc một bộ quy tắc.

4. Đừng để cảm xúc hay cái tôi cản trở chiến lược đầu tư đúng đắn Bạn có thể cảm thấy thật ngu ngốc khi mua một cổ phiếu ở mức 60, bán ở mức 55, chỉ để mua lại với giá 65. Hãy gạt điều đó sang một bên. Có thể bạn đã đến quá sớm trước đây, nhưng nếu thời gian là ngay bây giờ, đừng chần chừ. Việc bị " RỚT HÀNG" khỏi một cổ phiếu không ảnh hưởng đến việc bạn có mua nó vào một ngày sau đó hay không. Đó là một quyết định mới mọi lúc

5. Đầu tư vào cổ phiếu dài hạn và không ngắn hạn. Bạn có thể lướt ngắn hạn ở 1 cổ phiếu cơ bản tốt trong trung và dài hạn, điều này sẽ giúp tài khoản của bạn an toàn

6. Không nên đầu tư nếu không có kế hoạch và bắt đầu mà không đặt mục tiêu đầu tư rõ ràng và khung thời gian để đạt được như vậy.

7. Không để mắt đến những gì mà những nhà đầu tư lớn / quỹ mua và bán là MỘT ĐIỀU TỔN THẤT và MẤT CƠ HỘI để chọn đúng cổ phiếu. Cần một khoản tiền lớn để di chuyển thị trường và các nhà đầu tư tổ chức có tiền. Nhưng làm thế nào để bạn tìm ra tiền thông minh đang đi đến đâu? Đảm bảo rằng cổ phiếu bạn muốn mua thuộc sở hữu của ít nhất một quỹ được xếp hạng cao nhất. Nếu cổ phiếu đã được các nhà phân tích và nhà quản lý danh mục đầu tư hàng đầu kiểm tra, thì đó là một xác nhận tốt về hoạt động kinh doanh của nó. Thêm vào đó, các quỹ đầu tư có NHIỀU TIỀN, điều này sẽ khiến cổ phiếu tăng cao hơn

8. Kiên nhẫn là một đức tính tốt trong đầu tư. Đừng hoảng sợ về cổ phiếu hiện có của bạn. Điều này rất quan trọng, chúng tôi xin nhắc lại: Hãy kiên nhẫn để cổ phiếu của bạn gặt hái được phần thưởng.

9 Không nên dồn hết tiền vào cùng một mã nếu bạn không nắm được tất cả thông tin của doanh nghiệp. Đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn một cách lý tưởng thành năm ngành và mười cổ phiếu.

10. Hãy kiểm soát lượng margin một cách hợp lý theo những điều mà NGÀI thị trường nhắc nhở bạn. Hãy follow  thị trường

12. Tham lam là nguy hiểm; nó có thể xóa sạch những lợi ích đã đạt được. Sau khi thu được lợi nhuận hợp lý, nhà đầu tư nên nhanh chóng thoát ra khỏi thị trường.

#khoinguyenhs #tuduydautu



Kinh nghiệm

Tin tức xấu mà không giảm => ĐÁY => múc

Tin tức tốt mà không tăng => Đỉnh=> chuồn lẹ nếu không úp bô

Tây bán ròng mà không giảm => Đáy=> múc

Tây mua ròng mà không tăng => Đỉnh=> chuồn lẹ nếu không úp bô

Doanh nghiệp nào Tây bán ròng + nhiều tin xấu nhất nhưng giá không giảm là lúc cần phải suy nghĩ

Với hệ thống đầu tư khoinguyenhs chúng tôi muốn cùng bạn đầu tư với tư duy đúng cùng công cụ đầu tư hiệu quả



Hiệu ứng Dunning – Kruger “Ảo tưởng sức mạnh”

Hiệu ứng Dunning – Kruger “Ảo tưởng sức mạnh”

Trong một diễn đàn về khởi nghiệp, một chuyên gia có tiếng trong cộng đồng startup từng nhận xét rằng:"Startup Việt Nam thiếu kiến thức, lười, và quá ảo tưởng".

Trong xã hội, chúng ta cũng hay gặp những người chẳng có chuyên môn nhưng lại phát biểu rất đao to búa lớn về lĩnh vực nào đó. Tâm lý "Ảo tưởng sức mạnh" càng được củng cố khi mạng xã hội ra đời, nơi người tham gia có thể tự do thể hiện quan điểm cá nhân với cả thế giới, mà không gặp phải bất cứ rào cản thời gian, địa lý hay hệ tư tưởng nữa,

Vậy, cái gọi là "Ảo tưởng sức mạnh" đó có thật sự tồn tại trong mỗi cá nhân hay không, và làm thế nào để biết được rằng "Tôi đang ảo tưởng sức mạnh"?

Thực ra, đây là một hiệu ứng tâm lý hoàn toàn có thật được có tên gọi làDunning - Kruger.

Dunning - Kruger là tên hai thầy trò giáo sư tâm lý học David Dunning và Justin Kruger, những người đã đưa ra báo cáo chính thức về hiệu ứng này vào năm 1999. Theo đó, định nghĩa về hiệu ứng này như sau:

"Hiệu ứng Dunning - Kruger là một sự lệch lạc nhận thức trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản nhận thức về chính những sai lầm đó."

Với một kỹ năng bất kì, những người chưa được rèn luyện về kỹ năng này sẽ:

- Không nhận ra được việc thiếu kỹ năng của mình.

- Không nhận ra được kỹ năng đích thực ở những người khác.

- Không nhận ra được mức độ nghiêm trọng của sự thiếu kỹ năng của mình.

- Nhận ra và thừa nhận sự thiếu kỹ năng của mình, nếu họ được huấn luyện về kỹ năng đó.

Nói một cách dễ hiểu, nếu một người chưa từng làm một việc nào đó, ví dụ như nấu ăn hay startup, thì họ sẽ thường có đánh giá chủ quan một cách sai lầm rằng:"Việc này cũng đơn giản thôi, mình cũng có thể làm được".

Lúc này, họ "tự tin" sẽ làm được tốt khoảng 50%, nhưng thực tế nếu họ làm thật thì chỉ được 0 - 10% mà thôi. Mức độ tự tin của người không có kỹ năng cao hơn hẳn chuyên gia và những người có kinh nghiệm.

Theo định nghĩa này, thông thường một người chưa từng trải nghiệm trong một lĩnh vực nào đó sẽ không nhận ra được việc mình bị thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực đó. Ví dụ như, một người lần đầu khởi nghiệp sẽ đánh giá hơi quá cao khả năng làm startup của mình. Đây có lẽ là một trong những lý do chính khiến những người lần đầu startup thường hay thất bại.

Theo hiệu ứng Dunning - Kruger, điều này bắt nguồn từ việc họ chưa có đủ kỹ năng xây dựng một startup. Và họ sẽ chỉ nhận ra điều này sau khi bị vấp ngã, được đào tạo và có bước tiến triển về kỹ năng đó.

Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều trường hợp "không chịu nhận ra" sự kém cỏi của bản thân. Mặc cho việc thi trượt, tắc trách trong công việc và làm hỏng mọi thứ, rốt cuộc người bất tài vẫn không tin là họ bất tài!

Vậy làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này?

Theo các chuyên gia, điều đầu tiên là phải tránh khỏi "bẫy" tâm lý: “Tôi đủ thông minh để không lọt vào hiệu ứng Dunning - Kruger”. Bản thân ý nghĩ này có thể chính là hiệu ứng Dunning - Kruger, hay nói cách khác cũng là một dạng của việc "Ảo tưởng sức mạnh".

Điều quan trọng nhất, là cần ý thức học hỏi thêm về lĩnh vực mình quan tâm, có thể một lúc nào đó chúng ta sẽ “ngộ” ra rằng: "À, mình đã sai rồi”.

Sau khi khám phá ra hiện tượng thú vị này, David Dunning và Justin Kruger mô tả ngắn gọn hiện tượng này bằng cách trích dẫn một câu danh ngôn nổi tiếng của Bertrand Russell:

“Một trong những điều đau khổ của thời đại chúng ta là những ai cảm thấy chắc chắc lại là những kẻ ngu ngốc, còn người giàu tưởng tượng và tri thức lại lấp đầy bởi sự hoài nghi và lưỡng lự”.

Có lẽ, chúng ta nên dừng lại một phút để tự hỏi bản thân rằng: "Tôi có đang ảo tưởng sức mạnh"?

(Nguồn: Tri Thức Trẻ)



Tại sao phân tích kỹ thuật giỏi vẫn sấp mặt? 


- Thứ 1: Mỗi cá nhân nđt đều có cái tôi. Nđt đến với thị trường từ nhiều tầng lớp, nhiều thành phần cũng như công việc khác nhau. Có người là chủ doanh nghiệp, là nhà tài chính, là bác học.... Và trong mỗi con người đều có cái tôi riêng. Mình nói ví dụ thế này:

Đa số nhà đầu tư khi bị thua lỗ họ sẽ suy nghĩ là họ thiếu may mắn, hoặc à cái phân tích kỹ thuật mình đang dùng nó thiếu cái này thiếu cái kia, chỉ báo này, chỉ báo kia.vân vân và vân vân, một ngàn lý do em đặt ra khi mình chia tay. Mình nhắc lại yếu tố nền tảng của phân tích kỹ thuật là giá và khối lượng... Yếu tố cốt lõi để thành công khi phân tích kỹ thuật là sự kỷ luật xác tính xác suất của yếu tố bạn dùng. ĐỪNG BAO GIỜ TÌM KIẾM MỘT CHỈ BÁO HOÀN HẢO. Không bao giờ có, nó giống như Tần Thủy Hoàng đi tìm thuốc trường sinh. Nếu mình có công cụ siêu việt. Mình xin thề mình để dành mình xài. Đừng hòng lừa bọ mà lấy nhé.

- Thứ 2: Chọn con tim hay là do lý trí. Xin thưa đa phần chọn con tim. Trong tình yêu con tim sẽ mang lại nhiều cảm xúc, còn trong chứng khoán thì con tim sẽ đem lại nhiều đau nhói. Ví dụ: khi thấy một cổ phiếu trên đường downtrend, bạn thường có xu hướng mua thêm. Khi bạn thấy một điểm hồi nhỏ trên đường lao dốc bạn nghĩ ràng sự lao dốc đã chậm lại và tự tin mua vào để chờ nó bật. Trong khi bạn đi học các thầy dạy PTKT đều dạy rất nhiều về sự phân kỳ. Tuy nhiên trái tim bạn đã mách bảo, hãy yêu đi đừng ngại ngùng. Và rồi một vết thương nữa lại ghi trong trái tim. Sai lầm sẽ lập đi lập lại. Đến khi bạn hiểu được vì sao biển xanh có sóng lúc đó tài khoản bạn cũng đã bào mòn đến mức không thể phục hồi.

- Thứ 3: Bạn lẫn lộn giữa bạn là nđt và nhà đầu cơ. Khái niệm này chắc nghe nhiều, nhưng mà sai lầm mắc thường xuyên. Đa phần đều là nhà đầu cơ trong thị trường, bạn nghĩ sẽ mua cổ phiếu này rồi tăng bạn bán lấy lời, kiếm cơm, kiếm gạo, kiếm nhà hoặc mục đích gì đó, tóm lại là kiếm lời. Nhưng nào ngờ đâu cơn bão giông lại đến, khốn nạn cuộc đời cổ phiếu bạn mua về chưa kịp T3 bị lỗ. Hoặc ôm lâu đã đời lỗ. Ui trời. Trong đầu bạn lóe lên ý nghĩ thôi chờ chờ nó hồi rồi hẵng bán. Lúc đó từ nhà đầu cơ bạn trở thành nhà đầu tư chân phụ *không phải chân chính nhé*. Và rồi dòng đời đẩy đưa, thị trường giảm sâu quá, bạn cắt phát nó tăng lại luôn. ĐỜI LÀ THẾ THÔI.

Nay viết đến đây thôi. Giờ em đi chuyển tiền đóng tiền call margin phát nhé các bác. .

Ai thấy bài hữu ích thì tương tác và follow để dễ thấy bài viết mới hơn nhé

#Khoinguyenhs #Tuduydautu



Khó thay hai chữ đầu tư

Đôi khi HI VỌNG lại thành nỗi đau


- Với 1 nhà đầu cơ giá trị. Thời gian đầu cơ có thể là 1 tuần 1 quý, hay một năm. Tùy vào phương pháp. Tuy nhiên có nhiều nhà đầu cơ ngộ nhận việc đầu tư và đầu cơ. Việc này xảy ra nhan nhản, phải nói là rất nhiều.

- Bài viết này tôi tập trung nói đến sai lầm về sự hi vọng trong tuyệt vọng của một nhà đầu cơ

- 95% con người trên thị trường này đều là nhà đầu cơ. Và tỷ lệ thắng trên thị trường này cũng tương ứng là 5%. Tuy nhiên không phải 5% đấy thắng nhờ đầu tư. Nhưng họ thắng là nhờ họ hiểu việc họ đang làm và tuân thủ những nguyên tắc mà họ đặt ra.

- Sau đây tôi sẽ nói về vấn đề hi vọng của một nhà đầu tư:

+ Đa phần tâm lý nhà đầu cơ rất sợ cổ phiếu tăng giá quá mạnh, nhưng lại rất can đảm nắm giữ chặt cổ phiếu đang trên đà giảm giá. Một sự thật rất là phũ phàng rằng

CỔ PHIẾU TỐT SẼ TIẾP TỤC TỐT ĐẾN KHI NÓ XẤU

CỔ PHIẾU XẤU SẼ TIẾP TỤC XẤU CHO ĐẾN KHI NÓ TỐT

+ Một sự thật rằng không ai có thể thực sự hiểu doanh nghiệp bằng chính chủ doanh nghiệp

+ Một sự thật tiếp theo rằng không ai có thể lường trước được những rủi ro ngắn hạn và chu kỳ giảm ngắn hạn của một cổ phiếu tăng dài hạn. Chu kỳ giảm có thể tính bằng ngày, nhưng có thể là tuần có thể tính bằng tháng hoặc bằng năm.

+ Đừng tự lừa dối chính bản thân rằng doanh nghiệp bạn nắm giữ là một doanh nghiệp cực kỳ tốt rồi nó sẽ lên lại. Ờ nếu nó tốt thật thì nó sẽ lên lại. Nhưng bao lâu. 1 tháng 1 quý hay 1 năm.

+ Một sai lầm mà không ai nói cho bạn biết rằng. Những nhà đầu tư vĩ đại họ có một vị thế an toàn với số cổ phiếu họ có. Những nhà đầu tư vĩ đại mua một cổ phiếu tốt khi giá rẻ hơn giá trị thực, nói chung là khi nó chưa tăng. Hoặc trong lúc nó gặp khủng hoảng tạm thời khi đó giá cổ phiếu giảm về mức an toàn.

+ Còn giá trị thực là gì? Tôi xin nói mạn phép là éo thể nào biết được. Tất cả chỉ mang tính tương đối. Xin nhắc lại đó là tính tương đối. Nếu tính được thì tất cả những người học CFA đều giàu cả nhờ đầu tư rồi.

+ Tất cả mọi người đều mang trong mình hi vọng, niềm kiêu hãnh rằng CP mình nắm giữ là cổ phiếu tốt. Cực tốt abcd. Nếu biết nó xấu xa bỉ ổi thì chả mua vào làm gì!. Vâng chính sự hi vọng đó sẽ giết chết nhà đầu cơ. Lúc thị trường xấu, cổ phiếu họ nắm giữ đang trên đà đi xuống, họ bắt đầu hi vọng, ok điều đó không hẳn là xấu nhưng sai làm chết người là vị thế. Có thể họ kẹp ngay đúng đỉnh, chết hơn nữa là kẹp có margin. Lúc cổ phiếu xuống hả hê thì tiền đâu tiền đâu mà mua vào để giảm vị thế về giá. Sự tự tin thái quá trong trạng thái vị thế rủi ro là điều nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp bán đúng đáy là vì vị thế quá cao ôm đến khi giảm hả hê, công ty chứng khoán bắt bán và thế là bán ngay đáy.

+ Đúng là đầu tư cũng cần hi vọng nhưng lúc nào bạn cũng cần chuẩn bị 1 phương án là hạ vị thế khi có những dấu hiệu xấu của thị trường. Khi thị trường xấu tất cả cổ phiếu đều bị ảnh hưởng chỉ là ít hay nhiều. Khi đó là khi nước rút sẽ biết ai mặc quần không? Nếu chẳng may bạn đang nắm phải 1 CP không mặc quần thì làm gì có đáy trong khi tài khoản bạn đang giữ full kịch kim cổ phiếu thì ôi thôi, một sự tai họa. Bất kỳ lúc nào bạn phải luôn trong tình trang sẵn sàng với những sự kiện xấu.

NẾU BẠN CÓ HÀNG TRĂM TỶ BẠN CÓ THỂ KHÔNG PHẢI TRONG NHÓM ĐẦU CƠ TÔI NÓI ĐẾN. NHƯNG NẾU DƯỚI SỐ TIỀN ĐÓ THÌ 80 90% BẠN LÀ MỘT NHÀ ĐẦU CƠ. NẾU VỊ THẾ BẠN MUA QUÁ CAO THÌ ĐÓ CŨNG CHÍNH LÀ YẾU TỐ DẪN ĐẾN VIỆC BẠN LÀ NHÀ ĐẦU CƠ.

=> Đặc biệt cái nữa là không để giá vốn lớn quá. Chỉ mua khi có biên an toàn. Mọi người để ý Buffet thành công với deal Cocacola giờ ai cũng nói nó tốt. Rồi doanh nghiệp tự động tạo ra lãi abcd xyz. NHƯNG bản chất là ổng đâu có mua thêm cocacola nhiều như gần như k có mà ổng đi mua Apple rồi một số CP khác, vì nếu giờ ổng lấy 100 tỷ mua thằng cocacola thì vị thế ổng sẽ khác, vị thế an toàn có thể tự nhiên mất đi mà áp lực lại lớn, giờ thì coca nó có giảm 20 30% từ đỉnh ổng vẫn rung đùi.

Bài viết này khá chung chung tuy nhiên đây là vài dòng ý nghĩ lộn xộn của tôi lúc cuối tuần muốn chia sẻ. Tuy nhiên ai đã từng trải ở thị trường nhiều năm đọc sẽ hiểu và cảm nhận được



Mọi người nên nhớ lại rất nhiều lần mọi người gánh một khoản lỗ to do đâu?


1. Do chúng ta thấy tt xấu chúng ta vẫn nghĩ ờ thì cổ phiếu mình tốt thị trường xấu không ảnh hưởng nhiều. Nhưng đó là với không full margin và giá vốn thấp2. Khi cổ phiếu bắt đầu lỗ ít hoặc giảm lãi thì ta lại tiếc. Thôi thì chờ thị trường tăng rồi bán. Nhưng sai ở đây là một số cổ phiếu khi thị trường xấu thì ĐI MÃI KHÔNG VỀ. Lúc tt hồi thì hồi k đủ lúc mất. Rồi lúc thị trường xấu lại tiếp tục giảm. Và cứ như vậy. Tài khoản cứ đi xa mãi.

Câu chuyện Doremon Nobita và cây súng thần kỳ

Khi đầu tư chúng ta thường hay có nỗi sợ:

- Sợ mua trúng đỉnh

- Sợ khi thị trường giảm sâu, không dám mua

- Sợ khi thị trường tăng nóng, không dám mua

- Sợ bán non...

Câu chuyện ở đây: doremon có 1 khẩu súng thần kỳ, trong khẩu súng có 3 viên đạn, 2 viên hên và một viên xui (nếu bắn trúng người nào thì người đó sẽ được hên hoặc bị xui). Nobita nghĩ rằng có 3 viên thì nên thử trước cho chai-en lỡ bắn trúng viên xui thì mình sẽ có 2 viên hên, không ngờ rằng viên bắn chaien lại là viên hên. Nobita nghĩ không lẽ mình xui đến nổi viên thứ 2 cũng là hên bèn thử với xê-cô rốt cuộc viên này cũng là hên. Kết cuộc viên nobita giữ là viên đạn xui.....

- [ ] Kết luận: trong đầu tư nếu k có rủi ro thì không gọi là đầu tư (đtư là sự hi sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho chủ đtư những nguồn lợi trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt đc các kết quả đó). Có rất nhiều nđt được em khuyến nghị những mã trong room, 4 5 lần được khuyến nghị họ đều chần chừ không mua. Đến mãi về sau mới hỏi giờ có nên mua không. Nó tăng hết rồi tăng mạnh quá. Chân tình, không ai có thể đúng 100% ở thị trường này. Người giỏi nhất là người giảm thiểu nhiều rủi ro nhất mà thôi. PHƯƠNG CHÂM  LÀ KHÔNG ĐỂ MẤT TIỀN. Luôn luôn là như thế.

- [ ] Việc chúng ta cần làm là khi thấy những rủi ro  kéo xả chúng ta cân đối lại lượng mảgin đảm bảo an toàn.

- [ ] Giải ngân mới nên chia tiền làm 3

*  Mua 1/3

* Nếu tăng mua tiếp 1/3 tăng tiếp mua thêm 1/3

* Nếu giảm ngưng mua

* Giảm hơn 8% tuyệt đối k nên mua thêm

Và bán cũng như thế nhưng ngược lại

- [ ] Không ai biết đỉnh ở đâu trừ khi đã qua đỉnh

Có tình trạng thế này. Giữ sốt ruột, tăng k dám chốt lãi, xuống k dám bán. Trong đầu tư Ck phải tuyệt đối kỷ luật. Việc cần làm là danh mục cân đối mã nào tăng mạnh giữ tiếp, yếu bán dần.

- [ ] Dòng tiền thị trường nếu để ý kỹ sẽ thấy sự di chuyển linh hoạt và liên tục,

- [ ] Nếu k biết làm gì thì nên nằm im sẽ đến phần

- [ ] Còn nếu nhạy thì có thể linh hoạt cân đối tỷ trọng giữa các mã trong danh mục là được. Không cần phải lướt quá nhiều mua bán quá nhiều mã.

#khoinguyenhs #tuduydautu



Đầu tư theo phân tích kỹ thuật hay phân tích cơ bản. Khởi nguyên và tận cùng

- Đầu tư theo kỹ thuật là ta sử dụng các hình mẫu trong kỹ thuật đơn giản như MACD, RSI, STO... Hay phức tạp hơn tí là Ichimoku, heiken... Nó thể hiện ra và bắt nguồn khởi nguyên từ nến. Nến ở đâu từ giá và khối lượng. Giá và khối lượng ở đâu. Từ money con người đổ vào. Vì vậy phân tích kỹ thuật đôi khi vào đúng mô hình, đúng điểm giao cắt mô hình tăng giá... Nhưng lại bị fail? Vì sao. Vì money. Con người có thể tác động. Nói trắng ra là vẽ được kỹ thuật của giá theo ý của mình (nếu có đủ tiền). NHƯNG nếu ta hiểu được bản chất của phân tích kỹ thuật ta có thể lựa chọn được điểm mua phù hợp hơn, mua được giá tốt hơn cũng như giảm được rủi ro hơn. Vì vậy phân tích kỹ thuật mang tính tương đối.

- Đầu tư theo phân tích cơ bản: là việc ta đánh giá các chỉ số tài chính để quyết định việc mua vào hay bán ra cổ phiếu. Từ việc đánh giá các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để dự phóng tương lai từ đó ra quyết định đầu tư. Khi phân tích cơ bản đòi hỏi tư duy cũng như kỹ năng cao để đánh giá đúng được một bản BCTC. Trong BCTC thì bao gồm cân đối kế toán (ví von như thân thể của doanh nghiệp, thân thể cường tráng thì mới có sức khỏe), báo cáo kết quả kinh doanh (thể hiện khả năng của cơ thể). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nó là kết quả của việc xét nghiệm sức khoẻ của thân thể). Việc đánh giá này giúp ta biết được 90 95% bệnh nặng nhẹ, khả năng của doanh nghiệp. Tuy nhiên  trong kqkd đôi khi cũng có những thủ thuật làm đẹp BCTC. Vì vậy phân tích cơ bản mang tính tương đối.

- Nói đã đời thì cái gì tuyệt đối. Không có gì tuyệt đối cả. Nếu tuyệt đối thì ai đầu tư cũng giàu cả rồi.NHƯNG ta có niềm tin bởi vì thị trường Ck thế giới đã có từ mấy trăm năm. Cổ phiếu giảm rồi tăng tăng rồi giảm, nhưng vẫn có doanh nghiệp trường tồn và giúp tài sản người giữ tăng rất nhiều lần. Chúng ta hãy xác định thay vì mua cổ phiếu tư duy nên thay đổi tí là mua doanh nghiệp chứ không đơn thuần là mua cái bảng giá xanh đỏ. Việc ở đây là sử dụng cái tương đối để giúp giảm rủi ro, tăng phần thắng. QUAN TRỌNG LÀ ĐỪNG ĐỂ MẤT TIỀN. Vì vậy khi chọn 1 cp để đầu tư nhất định phải xem xét kỹ yếu tố cơ bản để xác định doanh nghiệp có tốt không, sức khỏe ra sao, sức lực thế nào, khả năng tới đâu. Sau đó kết hợp phân tích kỹ thuật để chọn được điểm mua phù hợp giúp giảm thiểu được nhiều rủi ro không đáng có.

CHỨNG KHOÁN KHÔNG PHẢI LÀ NƠI HƠN THUA NHAU BỞI IQ BỞI CFA LEVEL N - MÀ HƠN NHAU Ở TƯ DUY

CÁI TÔI VẪN RẤT LỚN. AI CŨNG ĐÚNG. NHƯNG NẾU MỞ TƯ DUY RA TA LUÔN PHẢI HỌC

#tuduydautu #khoinguyenhs


CẮT LỖ - NGUYÊN TẮC SỐ 1 CỦA NHÀ ĐẦU CƠ GIÁ TRỊ

Nếu là nhà đầu tư (dài hạn và theo triển vọng của doanh nghiệp có thể bỏ ngỏ bài này)

TUY NHIÊN nếu bạn là nhà đầu cơ giá trị ( đa phần ở thị trường VN là đầu cơ – nhưng gắn với giá trị thì vẫn chưa nhiều )

VẬY tại sao bạn lỗ để rồi phải cắt lỗ:

Vì:

Bạn chưa nắm được chu kỳ vận động của thị trường

Bạn chưa nắm được nguyên lý của dòng tiền thông minh

Bạn chưa nắm rõ phân tích kỹ thuật

Bạn chưa hiểu được phân tích cơ bản…. vân vân và vân vân

1000 lý do như thế được đưa ra

NHƯNG bạn nên nhớ rằng

- Phải xác định được bạn đến với trái đất này, đến với thị trường chứng khoán này bằng tư duy thế nào: bạn là một nhà đầu tư?bạn là một nhà đầu cơ? Bạn lướt sóng? Bạn mua và giữ? Bạn đánh thuần theo kỹ thuật… và cũng 1000 lý do như thế.

- Cuối cùng đa phần bạn không xác định được bạn đầu tư theo nguyên tắc như thế nào? Có lẽ là mông lung.

ð Vì vậy bạn phải xác định được rõ rằng: Bạn theo phương pháp nào? Đừng để bạn lâm vào hoàn cảnh: Mua một cổ phiếu mà bạn NGHĨ rằng nó sẽ tăng rồi ôm kỳ vọng to lớn, sau đó cổ phiếu đó giảm liên tục và bạn trở thành một nhà đầu tư dài hạn bất đắc dĩ.

CÓ 2 trường phái đầu tư hiệu quả trên thị trường, tùy theo tính cách mà bạn chọn:

+ 1 là đầu tư giá trị ( buy and hold and buy….) cho đến khi bạn giàu. Trường phái này bạn phải là người thật hiểu doanh nghiệp. Phải hiểu những con số trên BCTC, hiểu được kỳ vọng và tiềm năng cũng như giá trị thật của doanh nghiệp....NÊN mua bằng tiền thật vì xác định ÔM trường kỳ. Nhưng phải hiểu doanh nghiệp. Xin nhắc lại là hiểu doanh nghiệp và cả hành vi chủ doanh nghiệp.

+ 2 là đầu cơ giá trị ( buy and hold and sell and buy…) tuy nhiên không được làm liên tục. Bạn sẽ loạn chưởng. Đặc biệt bạn nên xác định được thời gian nắm giữ 3 tháng 6 tháng hay 1 năm. Lúc này bạn sẽ đồng hành cùng doanh trong khoảng thời gian tương ứng cho đến khi bạn thấy những rủi ro ngắn hạn và bạn out ra ( PHƯƠNG PHÁP NÀY DÀNH CHO những nhà đầu tư DƯỚI 1 TRIỆU ĐÔ sẽ hiệu quả )… Và với phương pháp này chúng ta sẽ đi vào nội dung: tại sao phải CẮT LỖ

- CẮT LỖ trong ĐẦU CƠ GIÁ TRỊ cũng giống như bạn mua bảo hiểm, bạn đồng ý mất đi 1 khoản tiền để đổi lấy nhận được 1 khoản tiền lớn hơn từ việc bảo hiểm bồi thường trong trường hợp không ai muốn là bạn bị 1 vấn đề nào đó. Trong đầu cơ giá trị cũng thế: bạn đồng ý mất đi 8 đến 10% giá trị cổ phiếu mà bạn mua (tùy vào quy tắc của bạn) để đổi lấy sự ý thức rằng có thể mất đi hơn 10% tài sản khi cổ phiếu đó rơi vào downtrend hoặc công ty gặp điều gì đó xấu xảy ra.

- MỘT SAI LẦM LUÔN HIỆN HỮU đó là: biết sai nhưng chờ đỡ sai rồi mới sửa sai. Trong chứng khoán, đầu tư sai lầm đánh đổi bằng tiền và rất nhiều tiền. Vì vậy NẾU bạn biết cổ phiếu bạn có vấn đề, doanh nghiệp đang đi xuống hoặc có những thay đổi gây ảnh hưởng đến mục tiêu đầu tư trong thời gian bạn đề ra đặc biệt khi chạm đến điểm nhạy cảm 10% ( tùy bạn đặt ra ) nhưng thường là 10% hoặc 8% bạn phải mạnh dạn mua bảo hiểm bằng cách cắt loss. Nhưng khoản lỗ 50% bắt nguồn từ khoản lỗ 20%, khoản lỗ 20% bắt nguồn từ khoản lỗ 10%. Nếu bạn mất 50% tiền thì bạn phải kiếm lại được 100% bạn mới hòa vốn. Tư duy thế này:

3 lần lỗ 10%. Nếu cắt đúng thì 1 lần lãi lại 30% 40% thì đã đủ bù đắp lỗi lầm. Tại sao không chọn xác xuất lớn hơn. 1 lần đúng nhưng lại được 3 lần sai. Thay vì 1 lần sai 50% thì phải 2 lần kiếm 50%.

- CUỘC ĐỜI ĐƯỢC MẤY LẦN LÀM LẠI TỪ ĐẦU hãy chọn cho mình con đường đi tốt nhất. Đừng để mất tiền. Đừng xem đầu tư chứng khoán là một sòng bài. Thực chất nó không đơn thuần là sòng bài mà nó là cả cái casino hoành tráng... nếu bạn xác định là con bạc. Hãy xem đầu tư là để làm giàu. Hãy xem việc mua chứng khoán như mua một lô đất. Mua vào 1 doanh nghiệp tốt giống như mua 1 mảnh đất gần trường học bệnh viện, đường xá rộng rãi, và chờ đợi. Doanh nghiệp sẽ giống như lô đất giá sẽ về với giá trị. Doanh nghiệp phát triển, túi bạn sẽ phình to, tiền sẽ từ người vội vàng sang người kiên nhẫn, từ những người tham lam sang những người tham lam hơn (nhìn xa hơn) Hạn chế sai lầm và Đừng để mất tiền.

Thân ái. Khôi Nguyễn HS... #tuduydautu



10 chiêu cần chú ý khi đầu tư cổ phiếu

1....Xác định thời điểm tham gia TT

2....Nhận dạng các rủi ro chính trong đầu tư ck

3....CP mục têu và cách xây dựng danh mục cổ phiếu mục tiêu

4....Thế nào là mua đúng...Làm thế nào để xây dựng bài toán giải ngân tối ưu

5...Cổ phiếu đầu cơ là gì...Làm thế nào để tìm ra 1 CP đầu cơ dẩn dắt 1 con sóng.

6...Nhận dạng 1 con sóng theo chu kỳ thông tin.

7....Dấu hiệu cơ bản để nhận dạng kịch bản TT theo lý thuyết ma phương.

8...Các khái niệm về điểm hội tụ...Điểm cần bằng...Chu kỳ tăng giá của các CP trong 1 chu kỳ tăng của con sóng

9...Cơ cấu danh mục cp mục tiêu và đi tìm cổ phiếu mục tiêu có mức tăng giá mạnh nhất.

10...Bài toán bán đúng và xác định thời điểm thoát khỏi TT



CANSLIM

CANSLIM một phương pháp đầu tư nổi tiếng và được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Có rất nhiều sách báo và tài liệu viết về phương pháp này. Có những quyển sách hàng trăm trang viết về CANSLIM, và đa phần khi ta đọc xong nghĩ lại chỉ nhớ mờ ảo về thông tin tiếp nhận nên vẫn chưa áp dụng được triệt để và hiệu quả, sau đây là những nguyên tắc cốt lõi tóm gọn trong quyển sách giúp chúng ta nhìn rõ hơn và áp dụng dễ dàng hơn vào việc đầu tư của mình:

1. Đừng mua cổ phiếu giá rẻ. Hãy tránh những hàng hoá "phế thải".

2. Hãy mua những cổ phiếu có lợi nhuận trên cổ phần ( EPS ) tăng đều trong 3 năm gần nhất, mỗi năm ít nhất là 25%, và lợi tức trong năm tới tiếp tục cao hơn ít nhất 25%. Đa số cổ phiếu tăng tiến cũng phải có tỉ lệ vòng vay vốn hàng năm cao hơn ít nhất là 20% so với EPS.

3. Đảm bảo cổ tức tăng mạnh trong 2 hoặc 3 quý gần nhất. Hãy tìm kiếm những tỉ lệ tăng trưởng ít nhất là 25%-30%. Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng, hãy tìm những tỉ lệ tăng trưởng EPS từ 40%-500% ( Càng cao càng tốt ).

4. Tìm những công ty có tỉ lệ tăng trưởng doanh số cao dần trong 3 quý gần nhất hoặc danh số quý gần nhất tăng ít nhất 25%.

5. Mua cổ phiếu có lợi suất trên vốn cổ phần ( ROE ) từ 17% trở lên. Những công ty tốt nhất sẽ có lợi suất từ 25% - 50%.

6. Đảm bảo lợi nhuận sau thuế của quý gần nhất tăng lên và gần đạt mức số dư sau thuế cao nhất trong lich sử của cổ phiếu đó.

7. Đa số cổ phiếu phải nằm trong 5 hoặc 6 phân khúc công nghiệp dẫn đầu.

8. Đừng mua cổ phiếu dựa trên cổ tức hoặc tỉ số P/E. Hãy mua vì nó là công ty số 1 trong lĩnh vực của nó về mặt tăng trưởng lợi tức và doanh số, ROE, số dư lợi tức, và tính ưu việt của sản phẩm.

9. Quy mô vốn không thành vấn đề, nhưng đa số cổ phiếu của bạn phải được giao dịch với khối lượng bình quân hàng ngày từ vài trăm nghìn cổ phần trở lên.

10. Học cách đọc biểu đồ và nhận ra những nền tảng thích hợp và điểm mua đúng. Sử dụng cả biểu đồ ngày lẫn biểu đồ tuần để nâng cao khả năng lựa chọn cổ phiếu và xác định thời gian của bạn. Mua cổ phiếu khi chúng vừa đột phá khỏi nền tảng vững chắc với khối lượng giao dịch tăng ít nhất 50% so với mức bình quân hàng ngày.

11. Hãy mua cân đối tăng, chứ đừng cân đối giảm, và cắt bỏ mọi cổ phiếu thua lỗ khi nó xuống thấp hơn giá mua 7 hoặc 8%, tuyệt đối không có ngoại lệ.

12. Hãy lập cho mình những quy tắc khi nào cần bán ra để xác định lúc bán.

13. Đảm bảo cổ phiếu của bạn được ít nhất một hoặc hai quỹ tốt nhất mua vào trong quý vừa rồi. Bạn cũng sẽ muốn cổ phiếu của mình có số lượng tổ chức bảo trợ tăng lên trong vài quý gần đây.

14. Công ty phải có một sản phẩm hoặc một dịch vụ tuyệt vời bán rất chạy. Nó cũng phải có một thị phần rộng rãi để bán sản phẩm và có cơ hội tiếp tục nâng cao doanh số trong tương lai.

15. Thị trường chung phải nằm trong xu hướng tăng.

16. Tránh đa dạng hoá và mức hoặc phân phối vốn bất hợp lí.

17. Ban lãnh đạo công ty phải sở hữu cổ phiếu của công ty đó.

18. Tìm kiếm những công ty mới mẽ, mới nổi lên gần đây thay vì đầu tư vào các công ty lớn, nặng nề, trì trệ.

19. Hãy quên đi niềm kiêu hãnh và cái tôi của bạn; thị trường chứng khoán không biết và không cần biết bạn đang nghĩ gì. Cho dù bạn khôn ngoan đến mức nào thì thị trường luôn khôn ngoan hơn bạn. Chỉ số IQ hay trình độ học vấn cao không đảm bảo bạn sẽ thành công trên thị trường chứng khoán. Cái tôi của bạn sẽ khiến bạn trả giá rất đắt. Đừng chống lại thị trường, và đừng chứng minh rằng bạn đúng - thị trường sai.

20. Hãy tìm hiểu thật nhiều về các công ty mà bạn đang sở hữu hoặc dự định mua và rút ra câu chuyện của chúng.

21. Tìm hiểu những công ty đang mua thêm cổ phiếu quỹ. Tìm hiểu kỹ ban lãnh đạo của công ty đó.

22. Đừng bao giờ mua cổ phiếu tại đáy hoặc trên thị trường giảm giá và đừng bao giờ mua " cân đối giảm "

23. sử dụng công cụ hổ trợ điểm báo mua và bán của Khoi Nguyen HS để có điểm mua bán ok nhất 

24. sử dụng hệ thống đo lường dòng tiền của Khoi Nguyen HS  để biết dòng tiền đang ra vào trong thị trường và các sàn giao dịch ra sao, mã cổ phiếu của mình nó như thế nào 

25. Ngoài ra cũng cần 1 chút kiên trì, nhẫn nại và có 1 cái đầu phán đoán nhanh 

Do phương pháp này xuất phát từ phương Tây nơi khởi nguyên của thị trường nên việc áp dụng 100% phương pháp vào thị trường của những điều kỳ lạ như Việt Nam sẽ có thể không hiệu quả. Chúng ta có thể chọn lọc để tìm ra những nguyên tắc phù hợp với tính cách cũng như phù hợp với thị trường chứng Việt.

Đọc thêm bài viết trên trang chúng tôi để hiểu thêm về phương pháp đầu tư, và cũng có thể bạn gặp được chính bạn ở đó.

Liên hệ: 0888000073



Đầu cơ và giá trị

  Rất nhiều nhà đầu cơ tham gia vào thị trường mong kiếm được tiền từ những Chuyến Tàu Nhanh T+. Thực sự nó rất quyến rũ T3 nhiều lúc được 10 thậm chí upcom 35 45% khó mà cưỡng lại được. Nhưng ngược lại mất mát cũng không kém cạnh. Vòng xoáy tàu nhanh làm bào mòn tài khoản một cách nhanh chóng đặc biệt nếu sai cổ phiếu sai giai đoạn và sai đủ thứ đặc biệt là cảm xúc.

  Bạn có biết khi ta giao dịch những cổ phiếu mà nó không đến từ sự tăng trưởng của doanh nghiệp, từ game (đặc biệt là game, nếu hiểu thì bạn sẽ thu được khoản tiền lớn, nhưng đa phần chúng ta lại không hiểu game, vì sao bạn có đoán được suy nghĩ tôi lúc này không? Xin thưa rằng không! Kể cả tôi còn nhiều lúc bâng quơ không biết mình đang nghĩ gì . Thì làm sao bạn có thể đoán được bài mà các bác làm game sẽ làm). Sư phụ tôi đã dạy: đầu cơ liên tục vào mã bạn không hiểu giống như bạn đang đỏ đen ở sòng bài, sẽ có những lúc bạn thắng liên tục, những lúc bạn thua liên tục, giống như bạn tung đồng xu. Nếu bạn may mắn không thua hết tiền lúc liên tục thua, thì cuối cùng bạn cũng sẽ về 50% thắng và 50% thua. Lúc đó bạn cũng đã thua, tại sao? Vì bạn sẽ mất phí đủ loại chi phí.

 Vậy phải làm gì?

  Tôi có một phương pháp dành cho bạn. ( không dành cho người nghiệp dư ) đó là  ĐẦU CƠ GIÁ TRỊ. Điều kiên quyết phải chọn cổ phiếu giá trị bền vững và tăng trưởng. 1 quý bạn chọn ra cho một vài cổ phiếu mà bạn tâm đắc thỏa tiêu chuẩn bền vững và tăng trưởng, sau đó chỉ trade trên những cổ phiếu đó. Khi ra báo cáo tài chính bạn sẽ xem xét, trong quý đó bạn sẽ loại dần những mã yếu giữ lại những cổ phiếu xuất sắc. Phương pháp này dành cho người đầu cơ có kinh nghiệm.

  Cách 2 bạn chọn cổ phiếu giá trị buy and hold anh buy!

 Dưới đây là một ví dụ về cổ phiếu giá trị bền vững qua thời gian (tất nhiên là không nhiều những cổ phiếu giống vậy nhưng nếu bạn nhìn ra thì đấy là mỏ vàng của bạn) VÀ bạn cũng là người bảo vệ tài sản của chính mình.



Thị trường chứng khoán - Sóng bạc lớn hay tài sản sinh lời bền vững

Rất nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường với tâm thế BỎ TIỀN vào thị trường sau đó mất thì thôi. Tuy nhiên đó là sự lãng phí cũng như là sự vô trách nhiệm lớn với bản thân.

HÃY là nhà đầu tư với tầm nhìn dài hạn. HÃY có trách nhiệm với đồng tiền của bản thân. Nhiều người sẽ nói: nói thế ai mà chả nói được. Tuy nhiên không mấy người làm được.

Một khi bạn xem chứng khoán như một trò cờ bạc hoặc có phần nhiều là may rủi. Thì đồng tiền bạn đang cực kỳ rủi ro. Tại sao? Nếu đơn giản bạn đang cờ bạc, xác suất dễ có 1 chuỗi thắng và 1 chuỗi thua. 1 chuỗi thắng thì không sao, đến khi một chuỗi thua, trừ khi tiền bạn có là VÔ BIÊN, nếu không thì cửa cháy tài khoản bạn có ngay trong tầm tay!

Một lời khuyên chân tình cho những nhà đầu tư mới. Và những ai đang thua lỗ. BẠN PHẢI:

* Tìm hiểu được doanh nghiệp bạn đang nắm giữ. Phải biết đọc báo cáo tài chính ( hạn chế tin vào tin đồn, chỉ tin những gì bạn thấy )

* Hiểu được tình hình vĩ mô để chọn được ngành nghề phù hợp

* Biết cách đi tiền phù hợp

* Kiểm soát margin

CHỈ KHI bạn hiểu rõ doanh nghiệp bạn đầu tư và những yếu tố tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp bạn mới có thể nắm giữ được cũng như hạn chế rủi ro, sau lưng mỗi cổ phiếu là một doanh nghiệp nếu bạn chọn đúng thì khi BẠN ĐANG NGỦ TIỀN VẪN CHẢY VÀO TÚI BẠN. hãy nhớ ĐỪNG ĐỂ MẤT TIỀN.



TẠI SAO ĐANG LỖ LẠI LIÊN TỤC GIAO DỊCH LỖ TIẾP

- Đây là một trong những sai lầm lớn của nhà đầu tư: Đứng núi này trông núi nọ.

+ Bạn đang ngắm nghía Vxx cơ bản tốt, chỉ có điều là tăng nhiều rồi, một ngày đẹp trời vì lòng trắc ẩn bạn như con thiêu thân lao vào... Ui cha dính đỉnh, điều chỉnh một thời gian nhưng k sập. Bạn thấy người ta show cổ phiếu Vyy lãi đùng đùng đùng, một cảnh tượng màu hồng nổi lên trong suy nghĩ của bạn, bạn sẽ bán em Vxx ôm bấy lâu nay với bao niềm hi vọng tuyệt vời về một tương lai tươi sáng, như bạn bỏ người yêu vừa đẹp vừa xinh, lại giỏi giang, chỉ tiếc là đang làm việc nhiều quá nên bớt xinh và còn nghèo khó. Bạn vứt bỏ cô người yêu Vxx cùng bao kỷ niệm đẹp tìm hiểu nhau bao năm trời. Say đắm bên người yêu mới là Vyy, nhưng bạn không ngờ rằng em người yêu Vyy vừa đi chuyển giới về, kèm theo một số lỗi kỹ thuật. Lúc bạn vừa chia tay thì người yêu cũ của bạn trúng số MEGA US. Ôi trời! thế là bạn lại bỏ lỡ cơ hội đời người bên xa hoa phù phím.

+ Chứng khoán cũng vậy. Bạn ôm Vxx trong thời gian tích lũy, bạn thấy Vyy tăng. Bạn mua Vyy nhưng bạn đâu biết là những người mua Vyy đã nằm gai nếm mật biết bao lâu rồi mới có thành quả.Bạn mua Vyy và rồi Vxx tăng trong khi Vyy lại điều chỉnh vì tăng một thời gian. Và cứ thế xoay vòng trong vòng xoáy mua bán đến một ngày bạn nhận ra rằng biển xanh có sóng. Sự thật đau lòng.

Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định (quan trọng nhất), và hãy cho CP của bạn thời gian để thể hiện.



Ý nghĩa của báo cáo tài chính

RẤT NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG NHƯNG KHÔNG HỀ QUAN TÂM ĐẾN CƠ BẢN DOANH NGHIỆP

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ giúp bạn đọc Báo cáo tài chính công ty – một công cụ thiết yếu để quản lý tài chính doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm có 3 loại báo cáo quan trọng nhất: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Với chỉ 1 phút, tôi sẽ giúp bạn hình dung bức tranh tài chính toàn cảnh doanh nghiệp với những thông số quan trọng nhất. Bạn sẽ biết doanh nghiệp mình liệu có thực sự là khỏe mạnh như mình vẫn nghĩ hay không?

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là bản báo cáo cho biết công ty đạt được doanh số bao nhiêu, chi phí như thế nào và lợi nhuận còn lại là bao nhiêu. Tóm lại Bản báo cáo này cho biết doanh nghiệp lãi hay lỗ như thế nào. Bản báo cáo này có thể thực hiện theo hàng quý hay hàng năm.

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta cần chú ý một số loại tài khoản sau:

* Doanh thu

Tài khoản doanh thu theo dõi tất cả doanh số khi bán được hàng và được chấp nhận thanh toán.

Doanh thu = Giá sản phẩm * Số lượng sản phẩm bán ra.

Tài khoản Doanh thu bán hàng chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Thông thường các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, Doanh thu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT.

Ví dụ, nếu công ty bán được 1.000 bộ quần áo, mỗi bộ trị giá 100.000 đ chưa thuế VAT, doanh thu sẽ là 100.000.000 đ.

Việc ghi chép doanh thu một cách thường xuyên và chính xác là đặc biệt quan trọng để biết doanh nghiệp đang đứng ở đâu. Thông thường, để xây dựng một công ty thành công, mức tăng trưởng cần phải đạt được là 20%/năm.

* Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán đại diện cho tất cả chi phí trực tiếp tạo ra sản phẩm hay dịch vụ để bán. Đối với công ty cung cấp dịch vụ thì nó cũng được biết đến như chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán bao gồm: Lương nhân viên, Vật liệu thô, Chi phí nhà cung cấp, Chi phí sản xuất, Giá bán sỉ hàng hóa…

Ví dụ: Chi phí để may 1 bộ quần áo là 100.000 đồng, bạn bán được 1.000 bộ thì giá vốn hàng bán sẽ là: 100.000.000 đồng.

Đối với một công ty thương mại thì giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tai kho ( Bao gồm Giá mua từ nhà cung cấp, vận chuyển, bảo hiểm,…). Ví dụ: Công ty máy tính X nhập máy tính từ nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng, Chi phí vận chuyển là 500.000 đồng thì giá vốn hàng bán là 10,5 triệu đồng.

Để doanh nghiệp có lãi, bạn phải tìm cách để giảm giá vốn hàng bán nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Bạn có thể tìm các nguyên vật liệu rẻ hơn, Thuê ngoài dịch vụ, Gia công cho các đối tác có chi phí thấp hơn hoặc sử dụng kỹ thuật mới để tăng hiệu quả hoạt động. Rất nhiều công ty thất bại do người chủ không quan tâm đến chi phí sản xuất. Hệ quả là doanh thu lớn nhưng thực chất doanh nghiệp lại không có lãi.

* Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán. Để theo dõi lợi nhuận gộp doanh nghiệp cao hay thấp, người ta sử dụng tỷ lệ lợi nhuận gộp dưới dạng phần trăm:

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ( Lợi nhuận gộp/Doanh thu) * 100%

Ví dụ: Tỷ lệ lợi nhuận của công ty là 25% có nghĩa là cứ mỗi 100.000 đồng bán được, công ty kiếm được là 25.000 đồng

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ lệ lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó. Để xây dựng một công ty thành công, bạn phải đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận gộp cao hơn mặt bằng chung trong nghành của mình.

* Chi phí cố định

Chi phí cố định là những khoản chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi, bao gồm: chi phí bán hàng và tiếp thị, tiền lương cố định, thuê văn phòng, cước viễn thông, phí vận chuyển, nghiên cứu và phát triển và khấu hao tài sản cố định.

Thông thường, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí, từ việc kiểm duyệt từng khoản chi và liên tục nhắc nhở nhân viên tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cuối cùng hiệu quả kiểm soát chi phí vẫn không đạt như mong đợi của doanh nghiệp và nhân viên cho là giám đốc còn “ keo kiệt”. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thường gặp lúng túng giữa việc kiểm soát chi phí với cắt giảm chi phí và tạo ra ý thức tiết kiệm ở nhân viên. Dẫn tới doanh nghiệp mất nhiều thời gian giải quyết các chi phí phát sinh ngoài ý muốn. Khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng xa.

Để kiểm soát chi phí hiệu quả, doanh nghiệp cần phải lập định mức chi phí tức là khoán định mức cho các khoản chi phí theo tiêu chuẩn cụ thể. Trên cơ sở phân tích dữ liệu trước đây và thu thập thông tin chi phí thực tế, doanh nghiệp cần lên ngân sách cho các chi phí cố định của công ty và theo dõi các khoản chi phí thường xuyên để đảm bảo không vượt ngân sách

* Lợi nhuận ròng

Đây là số tiền bạn thật sự kiếm được sau khi trừ tất cả chi phí, kể cả thuế. Đây là lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào kinh doanh và trả cổ tức.

Lợi nhuận ròng = Doanh thu- Giá vốn hàng bán – Chi phí cố định – Thuế

Mục tiêu của doanh nghiệp thành công là đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ít nhất 20%/năm.

2. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho bạn biết doanh nghiệp mình đang khỏe hay yếu. Nó cho bạn biết về mối quan hệ giữa số tài sản công ty hiện có với số tiền nợ công ty hiện tại.

Mức chênh lệch giữa số tài sản và nợ công ty là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đóng ghóp của các nhà đầu tư vào công ty.

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ

Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp.

Trong Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần tập trung vào 4 loại tài khoản sau:

Khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Nếu công ty bạn bán sản phẩm hoặc dịch vụ mà không thu tiền ngay lập tức thì bạn sẽ có các “ khoản phải thu” hay còn gọi là “ Công nợ”. Đây là vấn đề rất đau đầu với nhiều chủ doanh nghiệp và bạn phải đảm bảo là theo dõi thường  xuyên các khoản phải thu này.

Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu. Bạn có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi.

Hàng tồn kho:

Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm ( sản phẩm chưa hoàn thành) và thành phẩm chưa được bán. Ví dụ: Quần áo , Gạch ngói, Tivi, Tủ lạnh đã sản xuất hoàn thiện nhưng chưa bán….Những sản phẩm cất trong kho để bán giống như tiền để trên giá sách vậy cho nên phải được theo dõi thật sát sao, nhất là với các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ.

Cần phải duy trì hồ sơ của tất cả các mặt hàng tồn kho để phòng ngừa mất cắp và để lẫn hàng hóa. Giữ số lượng hàng tồn kho cất giữ ở mức tối thiểu đồng thời theo dõi các xu hướng kinh doanh. Ngày mua, số lượng, giá mua, ngày bán và giá bán là tất cả các thông tin liên quan cần có trong hồ sơ hàng tồn kho

Khoản phải trả:

Tài khoản phải trả theo dõi số tiền doanh nghiệp nợ các nhà cung cấp hoặc các hóa đơn điện, nước, thuế chưa trả…

Ví dụ: Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh nhưng trong điều khoản sau  30 – 90 ngày mới phải thanh toán thì đây là khoản phải trả. Chú ý, Bạn chỉ cần đảm bảo thanh toán trước 90 ngày không cần phải trả sớm kể cả khi có tiền sẵn trong két để duy trì lượng tiền mặt trong tay. Trong giai đoạn công ty mới thành lập điều này đặc biệt quan trọng, nên nếu có thể bạn cần phải thương lượng với các nhà cung cấp để gia hạn thời gian thanh toán các khoản nợ cho mình càng dài càng tốt.

Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn để theo dõi các khoản nợ thuê tài chính hoặc các khoản nợ khác có thời hạn trả nợ trên 1 năm. Ví dụ: Nợ ngân hàng là món nợ dài hạn công ty mà bạn nên quan tâm. Nợ ngân hàng không hẳn là một điều xấu. Nó sẽ giúp bạn mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng ẩn chứa rủi ro khi các khoản nợ vượt quá khả năng thanh toán của bạn. Để đảm bảo tỷ lệ vay nợ ngân hàng hợp lý, số tiền lãi trả ngân hàng hàng tháng không vượt quá 20% chi phí cố định và tổng nợ ngân hàng < 3 lần lợi nhuận ròng hàng năm công ty.

3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ghi lại dòng tiền chảy vào và chảy ra của doanh nghiệp. Nó cho biết công ty thật sự kiếm được bao nhiêu tiền và dùng hết bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận được ghi lại ngay khi bán hàng mặc dù chưa nhận được tiền, thuế thu nhập và khấu hao được ghi lại dưới dạng chi phí dù không phải trả tiền ngay lập tức. Nên để biết chính xác số tiền thực sự nhận được của doanh nghiệp, bạn cần đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Dù công ty kiếm được lợi nhuận tốt nhưng nếu số tiền khách hàng nợ nhiều hay công ty phải bỏ ra khoản tiền lớn để bảo trì máy móc, thiết bị thì vẫn thật sự nguy hiểm. Có tiền là mới là vua. Nếu không đủ tiền, công ty không thể trang trải chi phí hàng tháng và buộc phải phá sản.

Ví dụ:

Bảng Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ - Công Ty TNHH Khoi Nguyen

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (tính theo triệu đồng)

Lợi nhuận ròng sau thuế: 890

Khấu hao tài sản cố định: + 320

Thay đổi trong Tài sản và Nợ

Khoản phải thu: - 20

Hàng tồn kho: + 60

Khoản phải trả: +100

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh: +80

Lưu Chuyển Tiền Từ Hoạt Động Kinh Doanh: 1.430

Trong ví dụ trên, mặc dù thu nhập ròng sau thuế chỉ có 890 triệu đồng nhưng công ty lại có tới 1 tỷ 430 triệu đồng tiền mặt. Khoản tiền này được gọi là Tiền thu từ hoạt động kinh doanh. Chúng ta thấy số tiền doanh nghiệp thực sự nhận được cao hơn so với lợi nhuận kiếm được?Điều này là do những khoản như khấu hao tài sản cố định được tính là chi phí trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng công ty không thật sự phải chi tiền. Do vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ là công cụ quan trọng để biết số tiền mặt thực sự của doanh nghiệp.



Trong đầu tư tại sao không nên mua cổ phiếu rẻ bèo penny móc cống?

Bởi vì: tư duy thế này, thị trường cũng giống như cái chợ, cổ phiếu giống như con cá con tôm. Giá của con cá con tôm phụ thuộc vào loại cũng như sự trả giá của khách hàng về con cá con tôm đó. Giá của cổ phiếu trên sàn là thế. Hàng penny giá mini, có chị kêu bằng con "dòi dòi" :)), những cổ phiếu như thế thị trường đã trả giá rồi. Thị trường rất khách quan, nó giá thấp vì nó kém chất lượng, vì cơ bản nó xấu nên thị trường mới trả nó 1 cái giá bèo bọt. Mua cp như thế giống như mua con cá con tôm bị ươn với giá rẻ, ăn dễ bị đau bụng=mất tiền. Nếu chúng ta mua vào thì chúng ta nắm chắc trong tay 80% thua rồi. Chúng ta nghĩ ăn bằng lần, nhưng  xác xuất ăn bằng lần bao nhiêu 10 Mã có 1,2 mã, xác suất mua 10 lần ăn 2 lần. 8 lần còn lại thì sao, có thể mất tất phần ăn.

Thị trường Ck là nơi đầu tư vào doanh nghiệp, nó khác bitcoin ở chỗ sau lưng mỗi cp là 1 doanh nghiệp, có nhà máy có công nhân, nó tạo ra giá trị thặng dư, nó trả cổ tức và đóng góp cho xã hội, đầu tư khác với chơi. Còn bitcoin là xu hướng tương lai nhưng k có gì có thể định giá được. Tăng giảm là do cảm xúc.

Ở đời ta hay bị mất tiền bởi 2 chữ "BIẾT ĐÂU".

#tuduydautu #khoinguyenhs



Tại sao mua break như sách lại hay bị úp bô?

Tôi sẽ không chia sẻ hết vì người trong nghề và thường làm việc với tổ chức nên sẽ không hay khi bốc phốt. Tuy nhiên bài chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu được tư duy và cơ bản cách thức của nhà đầu tư lớn. Ai cao thủ có thể bỏ qua.

- Thứ 1: Sự khác nhau cơ bản giữa nđt lớn và nđt nhỏ. Họ có vốn nhiều hơn. Cách đi tiền họ sẽ khác chúng ta. Khi mua phải chia lệnh và mua từ từ. Bán sẽ k bán ngay mà phải chờ khi những NĐT phân tích kỹ thuật đẹp như break, MA cắt, ichi... với vol cao đó là lúc họ có cơ hội bán rất tốt khi muốn chốt lời. Họ sẽ nắm giữ lâu hơn chúng ta, và size càng lớn họ càng cần phải có quy tắc.

- Thứ 2: Đa phần nhà đầu tư đều thích học phân tích kỹ thuật hơn phân tích cơ bản. Mình cũng vậy. Đầu tiên học các đường MA trước khi học về tư duy đầu tư. Cuối cùng sau vài lần đánh trúng và ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH, mình đã cháy tài khoản. Mình mới hiểu rằng, phân tích kỹ thuật được sinh ra từ giá và khối lượng. Giá và Khối lượng được sinh ra từ tiền, tuyệt chiêu đó là đô la thần công. Vì vậy phân tích kỹ thuật nên được học sau tư duy. Cốt lõi phân tích kỹ thuật đó là xác suất. Nhưng xác suất có chính xác đến đâu bạn vẫn phải chừa cho mình đường lui, phải có kỷ luật. Vì vậy break với khối lượng lớn phải tùy trường hợp mà áp dụng.

+ Break với nền thế nào? Rũ đủ chưa? Khối lượng lúc tích lũy và lúc break hợp lý không?

+ Break với cơ bản ra sao?

+ Một nhân tố nữa là break khi thị trường trong trạng thái tốt không ( thật ra chỉ có 1 số rất ít cổ phiếu ít bị ảnh hưởng với thị trường, nếu bạn hiểu rõ doanh nghiệp thì ok ) còn nếu là nđt mới đừng chống lại NGÀI thị trường. Nghe có vẻ hơi sách vở nhưng kinh nghiệm mấy lần cháy tài khoản rồi đấy :)).

Còn thứ 3 thứ 4 nữa từ từ mình sẽ nói tiếp. Đọc sách là một chuyện. Hiểu được và vận dụng lại là một chuyện. Ai trong thị trường đều có lúc bị thị trường làm mất phương hướng.

Bạn nên đọc những trang này và ngẫm nghĩ sẽ hiểu. Định hướng rồi, bạn ngẫm ra sẽ nhớ và in trí lâu hơn.

Chân tình là vậy. Mọi người nếu thấy hay cứ follow mình để bài mình viết mọi người dễ thấy.

Từ từ mình sẽ giải thích sâu hơn quyển sách này.

#tuduydautu